CÔNG TY TNHH TIN HỌC HOÀNG MINH PHÁT !
ĐỒNG HÀNH CÙNG THỜI ĐẠI SỐ !
TẬN TÂM ! UY TÍN !CHUYÊN NGHIỆP!
Liên hệ :
Địa chỉ :50b tổ 2,kp 10, Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai
Yahoo: Hoangminhcomputer88
Phone: 01252809349 HOẶC 0945304439 !
Tại : Biên Hòa - Đồng Nai !
Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013
Mạch cấp nguồn CPU
Nguồn điện chính cấp cho main gồm +5 và +12 vôn. Tuy nhiên CPU thì chỉ sử dụng mức nguồn khoảng hơn 1 vôn mà thôi. Vì vậy trên mainboard sẽ có một mạch ổn áp tạo nguồn chuẩn đúng với yêu cầu của CPU. Mạch này dễ thấy bằng cách bố trí các link kiện bao gồm 2, 3 hay 4 cuộn dây 2 hay 3 mosfet ứng với mỗi cuộn dây và vô số tụ hóa xung quanh socket cắm CPU.
Ở mạch này, khi ta chưa cắm CPU vào socket thì sẽ không có nguồn (nếu có là mạch bị lỗi). Khi ta cắm CPU vào thì mạch tự động cấp đúng nguồn mà CPU cần. Để đo kiểm tra nguồn cấp cho CPU ta đo tại chân các cuộc dây. Lưu ý trong các cuộc dây trên có 1 cuộn lọc ngõ vào sẽ có mứa áp 12V các cuộn lọc ngõ ra mới chính là nguồn cấp cho CPU.
2. Sơ đồ nguyên lý của mạch:
- Các mạch trên, sử dụng 1 IC một để điều xung và 0, 1, 2 hoặc 3 IC để driver cho các mosfet họat động. Vcore chính là nguồn cấp cho CPU.
3. Phân tích vận hành mạch:
Đối với đa số mainboard, ta chỉ cần cấp nguồn cho mainboard (chưa cắm thêm bất cứ gì kể cả CPU và RAM) là có thể kích nguồn được rồi. Với vài trường hợp riêng (nhất là mainboard của hãng Intel), phải gắng CPU thì mới kích nguồn được.
Khi kích nguồn đã chạy, việc đầu tiên là kiểm tra xem nguồn cấp cho RAM đã có và đủ hay chưa (sẽ có bài viết cụ thể liên quan đến vấn đề này). Kế đó kiểm tra xem nguồn cấp cho CPU đã có hay chưa.
Lưu ý: Khi ta chưa cắm CPU mức nguồn cấp cho CPU sẽ luôn luôn bằng không. Nếu có áp có nghĩa là mạch đã bị lỗi. Khi cắm CPU vào nếu CPU đó yêu cầu áp 1.25V (Cái này thì tùy mỗi loại CPU, tham khảo trang chủ INTEL hoặc tài liệu kèm theo CPU để biết chính xác mức nguồn yêu cầu của mỗi loại CPU) thì mạch phải đáp ứng đúng. Tức phải có 1.25V tại ngõ ra Vcore.
Vận hành mạch: Khi có tính hiệu Power Good (pin 19 IC RT9241 – hình đầu tiên), pin 16, 17 sẽ có tính hiệu điều xung PWM1, PWM2 kích qua IC driver (pin 1,2 IC RT9602) xung lái ở Pin 4, 12, 7, 9 điều khiển sự đóng ngắt của các MOSFET để tạo ra nguồn chính VCORE.
Nguồn chính VCORE này sẽ cấp cho CPU. Kế đó, CPU sẽ hồi đáp về các pin 1, 2, 3, 4, 5 (IC RT9241) để xác định mức nguồn yêu cầu. Tương ứng như bảng dưới đây. Nếu không nhận được tín hiệu này lập tức ngừng cấp xung PWM tức sẽ không có áp VCORE ở ngỏ ra.
4. Datasheet của một số IC điều xung, driver cấp nguồn cho CPU:
- ADP3110 – ADP3180 - ADP3181 - ADP3188 - ADP3163 – ADP3168 – ADP3198 – ADP3416 – ADP3418 – ADP3421 –
- FAN5019 - FAN5090
- ISL6316 - ISL6556 - ISL6561 - ISL6566
- RT9241 – RT9245 – RT9600 – RT9603 – RT9602 -
5. Các lỗi thường gặp:
- Chạm các mosfet dẵn đến mất nguồn CPU. Nặng sẽ gây hư cả bộ cấp nguồn. Dễ thấy các mosfet này sẽ nóng rất mau sau khi mở máy chừng vài phút. Hoặc có thể đo nguội bằng cách tháo 2 chân G và S ra khỏi mainboard.
- Chết các IC giao động, điều xung, driver. Lỗi này rất thường xảy ra và chỉ có cách thay mà thôi.
-Các tụ lọc nguồn bị phù hoặc khô gây ra tình trạng kén CPU. Cẩn thận khi thay thế các tụ. Nên thay các tụ có trị số từ bằng đến lớn hơn và phải giống nhau cho các tụ lọc ngõ ra CPU.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét