Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Thiết lập mật khẩu cho tài liệu Word

với vài thao tác đơn giản sau đây, bạn có thể dễ dàng thực hiện việc đặt mật khẩu cho tài liệu Word của mình, nâng cao tính bảo mật khi chia sẻ.

Sử dụng giao diện Backstage của Word 2013
Để thực hiện điều này, trước hết hãy mở tài liệu mà bạn muốn thiết lập mật khẩu, sau đó chọn thẻ File. Trong giao diện Info, hãy nhấn nút "Protect Document" rồi chọn tiếp mục "Encrypt with Password" trong trình đơn xổ xuống vừa xuất hiện.
Thủ thuật Microsoft Word
Giao diện Backstage Info.
Lúc này, trong hộp thoại Encrypt Document vừa xuất hiện, bạn hãy đặt mật khẩu cho tài liệu vào khung Password, sau đó nhấn OK.
Thủ thuật Microsoft Word
Word không giới hạn độ dài ký tự, tuy nhiên, hãy lập danh sách mật khẩu để phòng tránh việc thất lạc hay quên.
Tiếp đến, hộp thoại Confirm Password sẽ hiển thị và yêu cầu bạn nhập lại mật khẩu vừa tạo vào khung Reenter password. Khi hoàn tất, hãy nhấn nút OK.
Thủ thuật Microsoft Word
Thông báo xác nhận mật khẩu vừa tạo.
Từ bây giờ, vùng Protect Document sẽ được highlight bằng màu vàng và thông báo cho bạn biết rằng tài liệu này đã được bảo vệ và cần phải có mật khẩu mới mở được.
Thủ thuật Microsoft Word
 Giao diện Backstage Info sau khi thiết lập mật khẩu.
Sử dụng hộp thoại "Save as" Vẫn trong tài liệu word bạn muốn thiết lập mật khẩu, đối với phiên bản Word 2013, hãy truy cập vào File > Save As.
Lúc này, trong giao diện Save As, bạn hãy chọn vị trí để lưu lại tài liệu đã được thiết lập mật khẩu. Tại đây, bạn có thể nhấn chọn dịch vụ lưu trữ đám mây OneDrive; hoặc chọn "Current Folder" hay một số thư mục khác trong Computer.
Thủ thuật Microsoft Word
Giao diện Backstage Save As.
Đối với phiên bản Word 2007, bạn hãy nhấn vào nút Office ở góc trên bên trái giao diện rồi chọn Save As > Other Formats. Còn nếu như sử dụng phiên bản cũ hơn là Word 2003, bạn hãy chọn File > Save As.Tiếp đến, cửa sổ Save As sẽ xuất hiện, bạn có thể trỏ đến một vị trí cố định trên máy tính để lưu tài liệu này. Sau đó hãy nhấn vào Tool và chọn "General Options".
Thủ thuật Microsoft Word
Cửa sổ Save As.
Tại cửa sổ General Options vừa xuất hiện, bạn hãy nhập mật khẩu vào khung Password to open và nhấn nút OK.
Thủ thuật Microsoft Word
Cửa sổ General Options.
Hộp thoại Confirm Password sẽ hiển thị và yêu cầu bạn xác nhận lại mật khẩu vừa nhập vào khung Reenter password to open. Khi đã nhập xong, bạn hãy nhấn OK để đóng cửa sổ này lại rồi nhấn tiếp nút Save.
Thủ thuật Microsoft Word
Tương tự như thao tác với giao diện Backstage Info, hệ thống vẫn nhắc nhở người dùng luôn ghi nhớ mật khẩu của tài liệu này.
 INhư vậy, bạn đã hoàn tất thao tác thiết lập mật khẩu cho tập tin Word của mình.

Xem tiếp...

9 cách giữ cho máy tính Windows an toàn

Những giải pháp sau đây sẽ giúp cho chiếc máy tính chạy hệ điều hành Windows của bạn an toàn hơn trước những nguy cơ rình rập trên mạng Internet.

Cài đặt chương trình diệt virus
Virus là nỗi lo chung của hầu hết người dùng máy tính. Bất kỳ ai khi sử dụng máy tính đều sợ bị lây nhiễm virus máy tính gây ra tình trạng hệ thống chạy chậm, mất kết nối mạng và quan trọng nhất là dữ liệu bị đánh cắp hoặc bị tự động xóa. Do đó, người dùng máy tính nên cài đặt một phần mềm diệt virus để phòng tránh được những vấn đề đó.
Phần mềm diệt virus là một công cụ không thể thiếu cho máy tính Windows.
Kể từ phiên bản Windows 8, Microsoft đã có tích hợp phần mềm bảo vệ Windows Defender và mặc định được kích hoạt ngay từ đầu. Defender không đi kèm trong các phiên bản Windows trước đây và nói chung cũng không phải là một giải pháp bảo mật đầy đủ tính năng nhất hiện nay. Do đó, các hãng sản xuất máy tính thường vô hiệu hóa công cụ này và cài thêm một số phần mềm bảo mật khác như Norton hay McAfee, nhưng thường chỉ là bản dùng thử.Cài đặt chương trình quét malware
Việc bảo vệ máy tính an toàn trước những phần mềm mã độc (malware) luôn là cuộc chiến cam go và hầu như không có hồi kết. Bên cạnh những phần mềm diệt virus, các hãng bảo mật ngày nay còn tập trung cung cấp thêm những công cụ phát hiện malware để bảo vệ an toàn cho máy tính trong thời đại Internet ngày nay.
Tuy nhiên, có thể nói không một sản phẩm nào là hoàn hảo giúp bảo vệ người dùng khỏi các mối nguy hiểm tiềm tàng trên mạng. Và dẫu cho một công cụ nếu được quảng cáo là có khả năng bảo vệ người dùng có thể đạt mức an toàn cao nhất đi nữa, thì điều này không có nghĩa là người dùng sẽ hoàn toàn được bảo vệ tuyệt đối khi trực tuyến.
Kích hoạt tường lửa
Tường lửa (firewall) là một phần rất quan trọng giúp bảo vệ máy tính khi kết nối mạng, nhưng đôi khi các ứng dụng, phần mềm độc hại hay chính người dùng tắt chúng đi. Giống như các chương trình diệt virus, firewall được yêu cầu phải luôn chạy nền để có thể bảo vệ hệ thống.
Tường lửa được yêu cầu phải luôn chạy nền để có thể bảo vệ hệ thống.
Hệ điều hành Windows tích hợp tính năng Firewall rất hiệu quả và bạn phải đảm bảo là nó luôn được kích hoạt. Để thực hiện, hãy vào mục Control Panel > Windows Firewall rồi nhấn vào tùy chọn “Turn Windows Firewall on or off” để bật hoặc tắt tính năng này.Cập nhật các bản nâng cấp mới nhất
Hãng Microsoft thường xuyên phát hành các bản cập nhật Windows nhằm sửa những lỗi hệ thống, vá lỗi bảo mật hoặc đưa ra các tính năng mới cho hệ điều hành. Bạn không cần phải thực hiện tìm kiếm trên web, thay vào đó hãy thiết lập để hệ thống tự động tải về và cài đặt mỗi khi có bản cập nhật Windows mới nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mình thực hiện thao tác cập nhật bằng cách mở Control Panel, sau đó chọn System and Security > Windows Update > Check for Updates. Hệ thống sẽ tự động tìm kiếm các bản cập nhật, tải về và cài đặt. Sau khi hoàn thành, hãy khởi động máy tính lại để các bản cập nhật có hiệu lực. Thao tác khởi động lại này có thể phải thực hiện nhiều lần tùy thuộc vào số lượng bản cập nhật đã cài đặt.
Tạo hai tài khoản khác nhau
Mọi phiên bản Windows đều cho phép tạo nhiều tài khoản người dùng khác nhau nếu máy tính được chia sẻ dùng chung. Tuy nhiên, đối với máy tính cá nhân, người dùng cũng cần phải tạo ít nhất hai tài khoản cục bộ khác nhau, trong đó một tài khoản quản trị để quản lý Windows và một tài khoản riêng cho công việc hoặc vui chơi giải trí.
Người dùng Windows có thể tạo nhiều tài khoản cục bộ khác nhau.
Nếu đang sử dụng tài khoản quản trị viên (Administrator), hãy vào công cụ User Accounts trong Control Panel. Tiếp theo, hãy tạo một tài khoản Administrator mới, sau đó thay đổi tài khoản trước đây của bạn thành Standard User. Giờ đây, bạn có thể tiếp tục làm việc trong tài khoản cũ, tức là tài khoản Standard. Trong khi đó, tài khoản Administrator hãy để dành sử dụng cho các trường hợp cần thiết khác.Cập nhật trình duyệt phiên bản mới
Đa số người dùng máy tính ngày nay thường duyệt web hàng ngày. Microsoft mặc định đã tích hợp sẵn trình duyệt Internet Explorer vào trong tất cả phiên bản Windows của hãng. Tuy nhiên, một số người dùng lại thích chọn những trình duyệt ưa thích khác như Chrome, Firefox hay Opera.
Dù đang sử dụng trình duyệt web nào, bạn cũng nên thường xuyên tải về và cài đặt những phiên bản mới để đảm bảo được bảo vệ tốt nhất khi lên mạng. Hãy vào trang web của các hãng cung cấp phần mềm để tìm và tải về phiên bản mới nhất của các trình duyệt này.
Mã hóa dữ liệu
Mã hóa là một cách tuyệt vời để giữ cho dữ liệu an toàn, cho dù bạn truyền nó qua mạng Internet, sao lưu lên máy chủ hoặc sao chép lên thiết bị lưu trữ di động và mang theo bên mình. Việc mã hóa sẽ không cho phép bất cứ ai, chỉ trừ bạn và người sẽ nhận nó, đọc được dữ liệu.
Mã hóa là một cách tuyệt vời để giữ cho dữ liệu an toàn.
Hiện nay có nhiều phần mềm văn phòng có chức năng mã hóa tích hợp, đơn giản và dễ dùng. Ngoài ra, còn có một số công cụ chuyên dùng để mã hóa dữ liệu cụ thể hay thậm chí toàn bộ dữ liệu trong ổ cứng máy tính. Bạn chỉ cần chọn dữ liệu cần mã hóa và làm theo từng bước hướng dẫn tùy từng chương trình.Quản lý mật khẩu
Ngày nay, mỗi người dùng trong chúng ta đều có rất nhiều tài khoản trực tuyến, từ mạng xã hội cho đến email hay các dịch vụ web khác. Bạn sẽ cần một mật khẩu riêng biệt cho mỗi trang web đăng nhập vào, đồng thời mỗi mật khẩu phải dài, mạnh và phức tạp.
Hãy thử tưởng tượng nếu phải nhớ để nhập một dãy mật khẩu phức tạp mỗi khi muốn đăng nhập vào tài khoản dịch vụ web thì bạn sẽ hiểu được những khó khăn khi thực hiện. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng một trình quản lý mật khẩu để giúp lưu lại mật khẩu, nhờ đó tiết kiệm đáng kể thời gian cũng như công sức.
Quản lý email
Nếu hộp thư email vượt qua tầm kiểm soát, bạn có thể sẽ phải xem xét lại về phương pháp sắp xếp email và lọc hòm thư mình. Thông thường, các dịch vụ email hiện nay đều cung cấp tính năng lọc email spam (thư rác), tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng chạy tốt.
Hàng ngày, hãy dành ra một khoảng thời gian để xử lý và sắp xếp email. Sẽ thật tồi tệ nếu chẳng may địa chỉ email của bạn là nơi ồ ạt nhận thư rác mặc dù bạn chẳng bao giờ mong muốn việc này.

Xem tiếp...

Tinh chỉnh tường lửa trong Windows dễ dàng hơn

TinyWall hỗ trợ bạn cấu hình chức năng tường lửa có sẵn trong Windows với giao diện trực quan hơn so với giao diện mặc định trên hệ thống.

TinyWall hỗ trợ bạn cấu hình chức năng tường lửa có sẵn trong Windows với giao diện trực quan hơn so với giao diện mặc định trên hệ thống.
 
Mặc định, trong Windows có sẵn chức năng tường lửa (Windows Firewall) để ngăn chặn việc xâm nhập của các ứng dụng độc hại. Tuy nhiên, người dùng ít quan tâm đến chức năng này do việc cấu hình tường lửa khá phức tạp. Phần mềm TinyWall cung cấp một giao diện cấu hình trực quan hơn cho Windows Firewall. Do vậy, bạn có thể thiết lập các ứng dụng an toàn cũng như ra lệnh cho tường lửa chặn các kết nối không rõ nguồn gốc.
 
Sau khi cài đặt, TinyWall sẽ tiến hành quét hệ thống và và hiển thị các ứng dụng thường hay gửi nhận dữ liệu qua Internet. Bạn đánh dấu vào các phần mềm đáng tin cậy rồi nhấn Apply. Các phần mềm này sẽ hoạt động tự do, không bị tường lửa kiểm soát.
 
 
TinyWall luôn hoạt động ngầm và có biểu tượng dưới khay hệ thống cho phép bạn thiết lập cơ chế hoạt động của tường lửa. Bạn có thể thay đổi chế độ hoạt động của tường lửa thông qua mục Change mode, và chọn một trong các chế độ: Normal protection (chế độ thông thường), Block all (chặn tất cả các ứng dụng ra vào hệ thống), Allow outgoing (cho phép gửi dữ liệu ra ngoài), Disable firewall (tắt tường lửa), Allow LAN traffic (chỉ cho phép kết nối mạng nội bộ).
 
 
Mục Whitelist by executive cho bạn chọn file exe của ứng dụng đưa vào danh sách an toàn, không bị tường lửa kiểm soát. Mục Whitelist by process cho phép bạn chọn một trong các tiến trình đang hoạt động đưa vào danh sách an toàn. Mục Whitelist by window cho bạn chọn tiến trình an toàn bằng cách nhấn chuột vào cửa sổ ứng dụng đó.
 
Bạn nhấn Show connections để xem các kết nối ra vào của các ứng dụng trên hệ thống.
 
 
Để đặt mật khẩu không cho người khác cấu hình tường lửa bằng TinyWall, bạn chọn Manage. Sau đó, bạn đánh dấu vào ô Change password rồi nhập hai lần mật khẩu vào hai ô PasswordRetype. Xong, nhấn Apply.
 
 
Bạn tải TinyWall miễn phí tại đây, tương thích Windows Vista, Windows 7 bản 32-bit và 64-bit. Yêu cầu máy tính cài sẵn .NET Framework 3.5 SP1.
 
Tham khảo: Addictivetips
Xem tiếp...

USB sắp sửa bị xóa sổ

Không chỉ USB, mà trong vòng 5 năm tới, sẽ có những thiết bị bị xóa sổ như điều khiển từ xa hay thẻ ATM. Dựa trên tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể “tiên đoán” được điều đó.

 

Quay ngược lại về những năm 2010, khi chiếc iPad đầu tiên được ra mắt hay khi Square giới thiệu dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động, mọi người đều cảm thấy lạ lẫm. Nhưng chỉ sau 5 năm, người yêu công nghệ đã nhanh chóng làm quen với những sản phẩm, dịch vụ như vậy. Thậm chí người dùng còn được trải nghiệm những sản phẩm mới với công nghệ cao hơn, tối tân hơn.
Trong vòng 5 năm tới, chúng ta không thể đoán trước được sẽ có những sản phẩm mới nào được ra mắt. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể “tiên đoán” được các sản phẩm sẽ bị “tuyệt diệt” dựa trên tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay. Và dưới đây là danh sách những sản phẩm có thể bị xóa sổ hoàn toàn vào năm 2020:
Ví điện tử “soán ngôi” tiền mặt, séc, thẻ tín dụng và ATM trong mọi giao dịch thanh toán
Song hành cùng tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, ngành tài chính cũng đạt được những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là trong những ứng dụng thanh toán thường nhật. Giờ đây, những tình huống đãng trí quên ví và thẻ sẽ chẳng còn làm khó được bạn! Venmo giúp người dùng dễ dàng chuyển khoản tiền chỉ bằng cách nhắn tin điện thoại. Nhờ vậy, bạn có thể chia hóa đơn ăn tối với bạn bè mà không cần quẹt thẻ nhiều lần.
Điều này hứa hẹn rằng trong một tương lai gần, bạn có thể thao tác mọi giao dịch ngân hàng thông qua chiếc smartphone bé nhỏ, và thậm chí là có thể tích hợp thanh toán ngay trên phương tiện di chuyển của bạn. Nếu điều này thành hiện thực, bạn sẽ chẳng cần phải cất công đi tới điểm giao dịch của ngân hàng nữa và mọi thứ đều trong tầm tay với.
Không chỉ có tiền mặt và thẻ bị “thất sủng”, hình thức thanh toán bằng séc từng được coi là “biểu tượng” của giới thượng lưu cũng trở nên lạc hậu và lỗi thời. Theo thống kế của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ, tính từ năm 2000 đến năm 2012, tỷ lệ sử dụng séc để thanh toán đã sụt giảm 57%. Một báo cáo khác của First Data, “The Unbanked Generation” cũng thống kê rằng 94% người sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến có tuổi đời dưới 35 và hơn 20% số khách hàng này chưa từng sử dụng hình thức thanh toán bằng séc.
Bay sang Châu Âu, thủ phủ tài chính của thế giới vào thời điểm này, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng việc rút tập séc ra để ký thanh toán sẽ bị coi là bất bình thường và có phần “gàn dở”. Séc hiện tại chỉ còn “đất sống” trong lĩnh vực bất động sản, khi một ai đó có ý định thuê nhà và muốn ký thanh toán trước một khoản đặt cọc. Tuy nhiên, với nhiều tiện ích mở rộng và tốc độ nhanh chóng của giao dịch điện tử cũng như giao dịch trên thiết bị di động mang lại, các nhà quản lý bất động sản cũng dần thay đổi thói quen dùng séc và đi theo xu hướng công nghệ hóa.
Với việc liên tục cập nhật công nghệ mới trong quy trình thanh toán, các chuyên gia kỳ vọng rằng chỉ trong một thời gian ngắn, tiền mặt cũng sẽ không còn “chỗ đứng”. Và khi mọi người đưa tiền mặt vào Viện bảo tàng lịch sử để lưu trữ thì ắt hẳn các chiếc máy ATM cũng sẽ cùng góp mặt để trở thành “chứng nhân” lịch sử một thời của ngành tài chính.
USB bị “xóa sổ” bởi các đám mây lưu trữ dữ liệu
Theo báo cáo về các thiết bị di động của Ericsson, hãng này ước tính có tới 70% dân số thế giới sử dụng điện thoại thông minh vào năm 2020. Đồng thời, mạng dữ liệu di động sẽ bao phủ 90% dân số toàn cầu. Những dịch vụ lưu trữ đám mây như của Apple, Box, Dropbox, Google và Microsoft sẽ chiếm “thế thượng phong” nhờ lợi thế về mức giá hấp dẫn “rẻ như cho” cùng các gói dung lượng lưu trữ được mở rộng gần như không giới hạn.
Kết quả tất yếu là người dùng công nghệ sẽ không cần đến các thiết bị USB truyền thống để lưu trữ dữ liệu nữa. Chẳng mấy chốc, chiếc USB sẽ bị “xóa sổ” hoàn toàn và trở thành một sản phẩm của quá khứ, giống như những điều đã xảy ra với chiếc máy nhắn tin đơn thuần. Khi đó, thay vì chiếc USB ghi trọn thông tin của chương trình, hội thảo, các nhà tổ chức sự kiện trên toàn thế giới sẽ cần tới một phương thức khác gửi tới các Khách mời tham gia sự kiện.
Phương thức bảo mật mới “thế chân” mật khẩu ký tự và chìa khóa thông thường
Hiện tại, mật khẩu dạng ký tự (chữ, số) vẫn được sử dụng rộng rãi, và trung bình mỗi người sở hữu tới 19 mật khẩu để đăng nhập các tài khoản khác nhau. Tuy nhiên, gần nửa trong số mật khẩu này bị đánh giá là “yếu”, không đảm bảo tính bảo mật cao. Ngay cả khi bạn tự tin rằng dãy ký tự của bạn có đủ độ phức tạp thì cũng đừng vội chủ quan, các hacker ngày nay có đủ “kỹ xảo” để xử lý mật khẩu của bạn chỉ trong vài nốt nhạc.
Điều này đặt ra một nhu cầu bức thiết về một cách bảo mật mới an toàn hơn và tinh vi hơn. Và một lần nữa, các nhà phát minh hiện thực hóa một công nghệ “bước ra” từ những bộ phim khoa học viễn tưởng: công nghệ sinh trắc học. Ứng dụng của công nghệ này không còn là điều gì đó xa lạ, đặc biệt là trên các thiết bị di động thông minh: người dùng có thể mở khóa thiết bị bằng dấu vân tay, mống mắt hoặc giọng nói.
Điều này mở ra những cơ hội mới về công nghệ bảo mật và chỉ trong một tương lai gần thôi, mọi người sẽ không cần tới các câu hỏi bảo mật kiểu như “Tên của người bạn thân nhất?” hay “Tên của trường tiểu học là gì?”. Công nghệ sinh trắc học sẽ thay thế mật khẩu, trở thành “người gác cửa” tin cậy cho tất cả các tài khoản của bạn. Mặc dù công nghệ sinh trắc học cũng tồn tại những rủi ro nhất định nhưng so với mật khẩu truyền thống thì chắc chắn rằng công nghệ này vượt trội hơn về nhiều mặt.
Không chỉ các tài khoản trên mạng hay chiếc điện thoại cá nhân được bảo mật bằng công nghệ sinh trắc học mà ngay cả chìa khóa nhà cũng có khả năng bị thay thế. Khi đó, bạn chỉ cần tới một thiết bị thông minh cầm tay bất kỳ có thể kết nối với phần mềm sinh trắc học để đóng, mở được khóa cửa.
Chiếc điều khiển từ xa trở thành “người thừa” trong nhà
Thời kỳ huy hoàng của chiếc điều khiển từ xa là thời mà tất cả mọi thành viên trong gia đình cùng truy tìm và tranh giành. Tuy nhiên, sự có mặt của các thiết bị công nghệ có kết nối Internet (IoT) như nhà thông minh hay các món đồ phụ kiện số thời trang đã thay đổi hoàn toàn cách thức tương tác của con người với các sản phẩm kỹ thuật số.
Trong năm 2015, Amazon đã khiến cả thế giới ngạc nhiên và trầm trồ khi giới thiệu sản phẩm loa thông minh điều khiển bằng giọng nói Echo. Thiết bị này được hỗ trợ bởi hệ thống trợ lý ảo Alexa của Amazon và người dùng có thể nói chuyện hay ra lệnh cho Alexa thông qua microphone của Echo.
Theo tính toán của hãng nghiên cứu Strategy Analytics thì đến năm 2020, sẽ có khoảng 17,6 tỉ thiết bị được kết nối với các sản phẩm kỹ thuật số thông minh. Với phương thức kết nối mới, thông qua mạng Internet để điều khiển và ra lệnh từ xa, các sản phẩm kỹ thuật số sẽ không còn cần tới một chiếc điều khiển đi cùng nữa. Và khi ấy, tin vui là bạn sẽ không bao giờ cần phải bới tung mọi thứ đồ trong nhà chỉ để tìm điều khiển.
Hợp đồng và văn bản thỏa thuận bằng giấy tờ truyền thống sẽ bị thay thế
Phương thức ký kết hợp đồng truyền thống tốn kém giấy in cũng như thời gian. Để thông qua một hợp đồng, các bên đều phải in ấn, fax, scan để đối soát, rồi kiểm tra và cuối cùng mới là ký duyệt. Với ngần ấy khâu và thủ tục, thời gian giải quyết cũng tăng lên theo cấp số cộng.
Giải pháp mới cho các doanh nghiệp là ký kết hợp đồng lưu trữ đám mây để nhanh chóng xử lý các điều khoản và thay đổi trong giao dịch. Hợp đồng đám mây bao gồm thông tin dịnh danh của những bên có liên quan, khả năng thanh toán theo hợp đồng. Đồng thời, hình thức này còn có ưu điểm là chủ động phân phối các khoản thanh toán theo đúng nội dung của hợp đồng khi đến hạn.
Vì vậy, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, công nghệ cao và chăm sóc sức khỏe đều có thể áp dụng phương thức ký kết hợp đồng mới. Thậm chí, các tổ chức và cơ quan chính phủ cũng nên cân nhắc việc áp dụng hình thức hợp đồng lưu trữ đám mây để nâng cao hiệu quả làm việc, cắt giảm chi phí và thời gian, giúp bộ máy vận hành trơn tru hơn. Trong tương lai, khi hình thức hợp đồng này trở nên phổ biến, quy trình quản lý hợp đồng sẽ có sự thay đổi ngoạn mục và giúp thúc đẩy hiệu suất làm việc tốt hơn.
Các công nghệ trên có thể thành hiện thực trong vòng 5 năm tới, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Nhưng trước khi chờ cả thế giới thay đổi, bạn cũng nên “dọn đường” cho những biến chuyển tích cực bằng cách liệt kê các món đồ công nghệ cũ kỹ cần được nâng cấp. Đừng vội tiếc tiền bởi chắc chắn rằng các thiết bị thông minh với công nghệ mới sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc cũng như cải thiện chất lượng sống của bạn. Vậy thì còn chần chừ gì nữa? Hãy mở đầu một năm mới thành công bằng cách “rinh” về những món đồ bỏ túi hữu ích.
Theo ICTNews

 

Xem tiếp...

Tạo "tường lửa" miễn phí cho USB

Bên cạnh tính năng phòng chống virus, tiện ích USB Disk Manager còn hỗ trợ bảo vệ dữ liệu trên USB không cho người khác xem.

Bên cạnh tính năng phòng chống virus, tiện ích USB Disk Manager còn hỗ trợ bảo vệ dữ liệu trên USB không cho người khác xem.
 
USB là một trong những nguồn phát tán virus nhiều nhất hiện nay. Khi ghim USB đã “nhiễm độc” vào hệ thống, ngay lập tức hệ thống sẽ chịu sự phá hoại của virus. Ngược lại, nếu hệ thống đã nhiễm virus thì USB khi cắm vào cũng sẽ bị nhiễm theo. Tiện ích USB Disk Manager sẽ tạo một lá chắn vững chắc cho USB, chặn mọi sự giao tiếp giữa USB và máy tính. Nhờ vậy, virus từ máy tính sẽ không thể xâm nhập vào USB.
 
USB Disk Manager là phần mềm chạy trực tiếp không cần cài đặt. Giao diện chương trình gồm các thẻ với ba công dụng chính.
 
Thẻ Write Protect cho phép bạn bật “khóa chống ghi” cho USB. Bạn vẫn có thể xem được nội dung trên USB nhưng không thể tạo mới, sửa, xóa bất kỳ thư mục, tập tin nào. Khi bật chế độ này, virus từ máy tính sẽ không thể ảnh hưởng đến USB.
 
 
Thẻ Execute Deny gồm hai tùy chọn: Software Execution Denied (bật tính năng Software Execution) và Software Execution Allowed (tắt tính năng Software Execution). Khi bật Software Execution, bạn không thể thực thi một tập tin ứng dụng từ USB. Bạn cần khởi động lại máy để áp dụng tính năng này.
 
 
Nếu muốn vô hiệu các cổng USB trên máy tính, bạn vào thẻ Disable USB rồi đánh dấu vào ô Disable USB Removeable Disks.
 
 
Thẻ Settings gồm các mục để thiết lập chương trình gồm: Automatically start this when I log in to Windows (tự khởi động chương trình cùng Windows), Automatically copy this application to USB Disks as Autorun (chép phần mềm USB Disk Manager vào ổ USB), Disable Windows Autorun for USB Disks (tắt Autorun của USB).
 
 
Bạn cũng có thể truy cập các tính năng của USB Disk Manager thông qua biểu tượng hình USB dưới khay hệ thống.
 
 
Bạn tải miễn phí USB Disk Manager tại đây. Phần mềm tương thích Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8 ở cả hai phiên bản 32-bit và 64-bit.
 
Tham khảo: Addictivetips
Xem tiếp...

Tường lửa là gì và nó hoạt động như thế nào?

Tường lửa có thể là phần cứng, có thể là phần mềm, nhằm giúp bảo vệ an toàn cho máy tính của bạn.

Những người dùng máy tính từ trước tới nay hầu hết đều đã từng nghe qua từ "Tường lửa" (Firewall), và thường hiểu rằng đây là một biện pháp bảo vệ an toàn cho máy tính. Tuy nhiên, khái niệm tường lửa là gì? Chức năng của nó như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về tường lửa cũng như chức năng của nó.

Tường lửa được xem như một bức rào chắn giữa máy tính (hoặc mạng cục bộ - local network) và một mạng khác (như Internet), điều khiển lưu lượng truy cập dữ liệu vào ra. Nếu không có tường lửa, các luồng dữ liệu có thể ra vào mà không chịu bất kì sự cản trở nào. Còn với tường lửa được kích hoạt, việc dữ liệu có thể ra vào hay không sẽ do các thiết lập trên tường lửa quy đinh.

Tường lửa là gì và nó hoạt động như thế nào? 1
Vì sao máy tính lại được trang bị tường lửa?

Hiện nay, hầu hết chúng ta đều sử dụng router để kết nối internet. Thông qua router này, chúng ta có thể chia sẻ kết nối mạng với nhiều thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, cách kết nối internet trước đây lại khác. Người dùng cắm sợi cáp Ethernet thẳng modem DSL, kết nối máy tính của họ với mạng Internet 1 cách trực tiếp. 

Một máy tính kết nối trực tiếp với mạng Internet đều có một địa chỉ IP công khai mà bất kì ai trên Internet cũng có thể biết được. Do đó, khi bạn chạy bất kì dịch vụ mạng nào trên máy mình, như dịch vụ chia sẻ tập tin, máy in có sẵn trên HĐH, điều khiển từ xa (remote desktop), thì bất cứ ai có kết nối internet, nếu muốn, đều có thể can thiệp vào hoạt động của bạn.

Tường lửa là gì và nó hoạt động như thế nào? 2
Khi Microsoft tung ra phiên bản Windows XP đầu tiên, HĐH này không đi kèm tường lửa. Bởi thế, khi mà XP là HĐH có rất nhiều dịch vụ được thiết kế cho mạng cục bộ, việc không có tường lửa đi kèm đã khiến cho nhiều máy tính XP gặp nhiều nguy cơ về an toàn.

Windows Firewall được Microsoft giới thiệu ở bản cập nhật Windows XP Service Pack 2 và được bật sẵn theo mặc định. Các dịch vụ mạng trong Windows đã bị cô lập khỏi mạng internet. Thay vì chấp nhận cho mọi giao dịch dữ liệu vào, một hệ thống được bật sẵn tường lửa sẽ ngăn các giao dịch dữ liệu không mong muốn, được diễn ra, trừ khi chủ nhân của hệ thống cho phép.

Tường lửa là gì và nó hoạt động như thế nào? 3
Điều này ngăn không cho các tổ chức, cá nhân khác trên internet kết nối tới các dịch vụ mạng cục bộ trên máy bạn. Tường lửa cũng kiểm soát việc truy cập đến các dịch vụ mạng từ các máy tính khác vào mạng cục bộ của bạn. Đây là lý do vì sao khi bạn bắt đầu thực hiện một kết nối internet nào đó, Windows thường đưa ra một cửa sổ nhắc nhở để hỏi bạn rằng bạn muốn kết nối với loại mạng nào. Nếu bạn kết nối tới mạng gia đình (Hone network), Windows sẽ cấp phép cho truy cập vào các dịch vụ mạng (chia sẻ file, chia sẻ máy in...). Còn nếu bạn kết nối với một mạng công cộng (Public network), tức các mạng ở những nơi công cộng như quán cafe, sân bay...việc truy cập tới các dịch vụ mạng sẽ bị ngăn chặn.

Tường lửa là gì và nó hoạt động như thế nào? 4
Nggười dùng cấu hình để 1 dịch vụ mạng nào đó không nhận được bất kì kết nối nào từ Internet. Tuy nhiên, ngay chính bản thân dịch vụ đó cũng đã có các lỗ hổng bảo mật, và hacker có thể sử dụng một phương pháp đặc biệt nào đó để tấn công. Lúc này, tường lửa chính là biện pháp bảo mật phát huy được tác dụng. Nó ngăn chặn các dữ liệu truy cập vào dịch vụ mạng và khiến hacker không thể lợi dụng để tấn công người dùng.

Các chức năng khác của tường lửa

Tường lửa là "bức tường" nằm giữa một mạng (như là internet) và máy tính (hoặc mạng nội bộ) mà nó bảo vệ. Mục đích an ninh chính của nó dành cho người dùng cá nhân là khóa các Tuy nhiên, tường lửa còn có thể làm nhiều hơn thế. Do nằm giữa 2 mạng (internet và mạng nội bộ), tường lửa có thể phân tích tất cả các lưu lượng vào và ra khỏi mạng và quyết định sẽ làm gì với dữ liệu vào ra đó. Ví dụ, người dùng có thể cấu hình một tường lửa để nó khóa lại một số loại dữ liệu ra, hoặc theo dõi các giao dịch dữ liệu đáng ngờ. Tường lửa cũng có nhiều quy tắc để dựa vào đó cung cấp quyền truy cập dữ liệu vào mạng. Ví dụ, nó chỉ cho phép một địa chỉ IP nào đó kết nối đến 1 server. Các yêu cầu kết nối từ các địa chỉ ngoài IP này sẽ bị từ chối.

Tường lửa là gì và nó hoạt động như thế nào? 5
Tường lửa không chỉ là một dạng phần mềm (như tường lửa trên Windows), mà nó còn có thể là phần cứng chuyên dụng trong các mạng doanh nghiệp. Các tường lửa là phần cứng này giúp máy tính của các công ty có thể phân tích dữ liệu ra để đảm bảo rằng malware không thể thâm nhập vào mạng, kiểm soát hoạt động trên máy tính mà nhân viên của họ đang sử dụng. Nó cũng có thể lọc dữ liệu để chỉ cho phép một máy tính chỉ có thể lướt web, vô hiệu hóa việc truy cập vào các loại dữ liệu khác. 

Tường lửa là gì và nó hoạt động như thế nào? 6
Nếu bạn đang sử dụng router tại nhà, thì thực chất router của bạn cũng là một dạng tường lửa phần cứng. Đó là vì router có một tính năng có tên là NAT (network address translation) giúp ngăn chặn các lưu lượng truy cập không mong muốn vào máy tính và các thiết bị khác của bạn.

Tham khảo: Howtogeek

 

Xem tiếp...

Kiểm soát kết nối mạng cho từng ứng dụng trên Windows

Gợi ý đến bạn đọc một ứng dụng miễn phí khá hay giúp kiểm soát và ngăn chặn việc kết nối mạng của các ứng dụng và dịch vụ trên Windows.

 

Microsoft trang bị sẳn cho Windows tính năng tường lửa cơ bản Windows Firewall giúp người dùng kiểm soát và ngăn chặn các kết nối không mong muốn của ứng dụng hoặc dịch vụ nào đó bằng cách truy cập vào Control Panel > Windows Firewall và nhấn vào lựa chọn Allow a program through Windows Firewall để bắt đầu sử dụng.
Kiểm soát kết nối mạng cho từng ứng dụng trên Windows
Tuy nhiên, có một gợi ý đơn giản hơn thay thế Windows Firewall giúp người dùng thao tác dễ dàng hơn trong việc khóa truy cập mạng đối với một ứng dụng phần mềm bất kỳ nào đó chỉ với thao tác kéo thả, đó là Firewall App Blocker.
Kiểm soát kết nối mạng cho từng ứng dụng trên Windows
Sau khi tải về, bạn tiến hành xả nén tập tin và kích hoạt sử dụng ngay mà không cần cài đặt. Sau đó tiến hành kéo thả biểu tượng ứng dụng mà bạn cần khóa vào giao diện phần Firewall App Blocker hoặc nhấn vào biểu tượng “+” và điều hướng đến ứng dụng mình cần. Cuối cùng đánh dấu vào từng ứng dụng trong danh sách và nhấn vào nút check để áp dụng là được.
Kiểm soát kết nối mạng cho từng ứng dụng trên Windows
Để chắc chắn hơn, bạn có thể truy cập vào Windows Firewall của Windows để kiểm tra.
Kiểm soát kết nối mạng cho từng ứng dụng trên Windows
Ngoài ra, Firewall App Blocker còn cung cấp thêm tùy chọn khóa nhanh bằng cách thêm vào menu chuột phải lệnh khóa hoặc mở khóa  Windows Firewall
Kiểm soát kết nối mạng cho từng ứng dụng trên Windows
khi bạn kích hoạt tính năng “Add to exe context menu” ở tùy chọn Options của  Firewall App Blocker
Kiểm soát kết nối mạng cho từng ứng dụng trên Windows
Có thể thấy  Firewall App Blocker khá hữu ích cho người dùng muốn kiểm soát các kết nối Internet trên tất cả các phần mềm đang cài đặt trên Windows. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm và tải về miễn phí tại đây.

 

Xem tiếp...

Mẹo Reset lại mật khẩu đăng nhập trên Windows

Bài viết hướng dẫn bạn đọc cách đơn giản để tiến hành reset lại mật khẩu đăng nhập trên Windows khi bạn quên mất nó.

Dù cẩn thận đến mấy nhưng đôi khi bạn vẫn có thể bị rơi vào tình trạng quên mật khẩu để đăng nhập vào Windows, hoặc bị ai đó cố ý đùa bằng cách đặt mật khẩu trên máy tính Windows của bạn.
Mẹo Reset lại mật khẩu đăng nhập trên Windows
Tuy nhiên, bạn đừng lo vì chúng ta sẽ tiến hành reset lại (hoặc hủy bỏ) mật khẩu đăng nhập bằng cách làm đơn giản sau đây.
Cho đĩa cài đặt Windows đang dùng vào, tiến hành boot vào giao diện cài đặt và chọn lệnh “Repair your computer”
Mẹo Reset lại mật khẩu đăng nhập trên Windows
Tiếp đó tìm đến tùy chọn Command Prompt
Mẹo Reset lại mật khẩu đăng nhập trên Windows
Khi cửa sổ Command Prompt xuất hiện, bạn hãy nhập vào lệnh sau và nhấn ENTER
copy c:\windows\system32\sethc.exe c:\
Sau đó nhập tiếp lệnh sau và kết thúc bằng phím ENTER
copy c:\windows\system32\cmd.exe c:\windows\system32\sethc.exe
Mẹo Reset lại mật khẩu đăng nhập trên Windows
Lấy đĩa ra và khởi động lại máy tính, chờ vào đến màn hình login của Windows thì nhấn 5 lần phím Shift để gọi hộp thoại Command Prompt lên
Mẹo Reset lại mật khẩu đăng nhập trên Windows
Tiến hành nhập lệnh sau vào. Trong đó “name” là tên tài khoản của bạn trên Windows và “MyNewPassword” là mật khẩu mới mà bạn muốn thay đổi.
net user name MyNewPassword
Mẹo Reset lại mật khẩu đăng nhập trên Windows
Vậy là xong, bây giờ bạn đã có thể đăng nhập lại rồi đấy.
Tham khảo How-to-Geek

 

Xem tiếp...

5 công cụ tạo ổ Boot USB từ tập tin ISO

Cài đặt hệ điều hành từ thiết bị USB đã trở nên phổ biến hiện nay. Sau đây là 5 phần mềm giúp bạn tạo ổ USB có thể khởi động để cài đặt các hệ điều hành Windows cũng như Linux.
1. Rufus
Rufus hiện được xem là một trong những công cụ tốt nhất và dễ nhất để tạo ổ USB khởi động được trên máy tính. Ứng dụng miễn phí này sẽ giúp bạn tạo ra bộ cài đặt Window XP, Windows 7, Windows 8 hay thậm chí cả Ubuntu bằng cách khởi động từ ổ USB rất nhanh và dễ dàng. Ứng dụng có kích thước khá nhỏ, giao diện đơn giản với các tùy chọn cơ bản như chọn dạng phân vùng, hệ thống tập tin, kích thước cluster hay thậm chí kiểm tra bad sector.
Rufus có giao diện đơn giản và dễ dùng.
Để tạo ổ Boot USB, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng hình ổ đĩa trong mục “Create a bootable disk using” và tìm đường dẫn đến tập tin ISO cài đặt Windows hay Linux đã chuẩn bị sẵn. Xong bước này, bạn không cần phải thay đổi bất cứ tùy chỉnh nào khác trong phần mềm vì khi chọn bộ cài đặt Windows thì phần mềm sẽ tự chuyển định dạng File System sang NTFS, còn nếu chọn Ubuntu thì Rufus sẽ chuyển qua FAT32. Tiếp theo, bạn chỉ cần nhấn vào nút Start để bắt đầu tiến hành tạo bộ cài đặt cho ổ USB.
2. Windows 7 USB/DVD Download Tool
Công cụ miễn phí này có chức năng tạo ổ USB hoặc đĩa DVD có thể khởi động được và cài đặt Windows 7. Để sử dụng, trước hết bạn cần phải có sẵn tập tin ISO có chứa bộ cài đặt Windows bằng cách tải về từ trên mạng. Sau khi khởi động Windows 7 USB/DVD Download Tool, bước đầu tiên bạn cần thực hiện là chọn đường dẫn trỏ đến tập tin ISO có chứa bộ cài đặt Windows.
Windows 7 USB/DVD Download Tool có chức năng tạo ổ USB hoặc đĩa DVD có thể khởi động được và cài đặt Windows 7.
Trong bước tiếp theo, hãy chọn nút USB Device hoặc DVD để chép bộ cài đặt vào thiết bị tương ứng; và dĩ nhiên trong khuôn khổ bài hướng dẫn này thì bạn sẽ chọn ổ USB. Sau đó, ứng dụng sẽ bắt đầu định dạng thiết bị đang được kết nối và chép các tập tin khởi động cũng như toàn bộ tập tin cài đặt Windows 7 vào. Cuối cùng, bạn chỉ cần gắn thiết bị USB có chứa công cụ này vào bất kỳ máy tính nào có hỗ trợ boot từ cổng USB để bắt đầu cài đặt hệ điều hành Windows 7.
3. RMPrepUSB
RMPrepUSB cũng là một trong những công cụ miễn phí để tạo ổ Boot USB từ tập tin ISO dễ dùng nhất. Bên cạnh các tùy chọn Bootloader (trình quản lý boot) hoặc hệ thống tập tin, ứng dụng còn có thêm các tính năng như DiskDoctor, Speed Tests và một vài cấu hình hữu hiệu khác như cài đặt Grub4dos, Syslinux hay QEMU Emulator. Grub4dos và Syslinux là những gói bootloader được thiết kế để cho phép người dùng chọn một trong nhiều bộ cài đặt hệ điều hành khác nhau, trong khi QEMU Emulator là công cụ ảo hóa dùng để kiểm tra thiết bị USB trước khi thực hiện sao chép.
Giao diện của RMPrepUSB tương đối phức tạp hơn nhiều so với các phần mềm khác
Giao diện của RMPrepUSB tương đối phức tạp hơn nhiều so với các phần mềm khác, nhưng một khi đã làm quen rồi thì bạn chắc chắn sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc sử dụng nữa. RMPrepUSB hoạt động hoàn toàn độc lập và không cần phải cài đặt, nhưng nó sẽ ghi một số thiết lập vào Registry của Windows khi bạn thoát khỏi ứng dụng.
4. WinSetupFromUSB
WinSetupFromUSB là một công cụ miễn phí dùng để tạo ổ USB có khả năng khởi động từ các tập tin hình ảnh ISO. Đây là một giải pháp hoàn hảo cho những ai muốn khởi động máy tính một cách nhanh hơn và thuận tiện hơn. Nhìn chung, phần mềm WinSetupFromUSB cung cấp các tính năng ở mức tầm trung mà bất kỳ người dùng nào trong lĩnh vực tạo thiết bị Boot USB cần đến.
WinSetupFromUSB có thể kết hợp nhiều tập tin ISO vào một môi trường duy nhất.
Ứng dụng hiện cho phép tạo ổ USB cài đặt từ phiên bản Windows 2000 cho đến Windows 8.1. Ngoài ra, WinSetupFromUSB cũng hỗ trợ các tập tin ISO nền tảng Linux như Debian, Ubuntu, Mint, Fedora, CentOS và nhiều phiên bản khác. Đặc biệt, WinSetupFromUSB có thể kết hợp nhiều tập tin ISO vào một môi trường duy nhất, tạo ra ổ USB với trình đơn khởi động cho phép chọn hệ điều hành mà bạn cần khởi động.
5. UltraISO
Thật ra, UltraISO là công cụ tạo ổ đĩa ảo thông dụng nhất và có lẽ đã quá quen thuộc với cộng đồng người dùng máy tính hiện nay. Bên cạnh các tính năng hữu ích mà UltraISO mang lại, phần mềm này còn hỗ trợ tạo, chỉnh sửa hay chuyển đổi các tập tin ảnh ISO từ đĩa CD/DVD vào máy tính và tạo ra ổ USB hay đĩa CD/DVD khởi động được.
Bên cạnh khả năng tạo ổ đĩa ảo, UltraISO còn cho phép tạo ổ USB hay đĩa CD/DVD khởi động được.
UltraISO là phần mềm có tính phí (29,95 USD) và cho phép dùng thử miễn phí. Tuy nhiên, phiên bản dùng thử (trial version) giới hạn kích thước tập tin ISO tạo ra nhưng hoàn toàn không can thiệp gì vào nội dung bên trong những tập tin này. Để tạo ổ Boot USB bằng UltraISO, hãy trỏ đường dẫn đến vị trí tập tin ISO có sẵn, sau đó chọn trình đơn Bootable > Write Disk Image. Lưu ý là phải đảm bảo tùy chọn USB-HDD+ trong mục “Write Method” đã được chọn. Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấn nút Write và UltraISO sẽ thực hiện phần còn lại.
Xem tiếp...

Tất tật những điều cần biết về Windows 10

Trái với những tin đồn sát giờ lên sóng của sự kiện giới thiệu hệ điều hành Windows mới, Microsoft đã thực sự tạo ra được bất ngờ cho các tín đồ của PC khi tung ra Windows 10 thay vì 9. Được biết, lý do hãng khổng lồ phần mềm của Mỹ chọn số 10 là để thể hiện sự vượt trội của nền tảng so với thế hệ Windows 8. Được biết, những thay đổi đáng giá sẽ được Microsoft chính thức tiết lộ vào ngày mai với bản thử nghiệm của Windows 10.
Theo đó, nền tảng Windows mới sẽ được sử dụng trên hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay như smartphone, tablet, PC hoặc thậm chí là cả smart TV... Do vậy, các sản phẩm cùng chạy Windows 10 sẽ sử dụng một gian hàng số duy nhất, cập nhật 1 lần ứng dụng trên tất cả các máy. Các khách hàng doanh nghiệp của Microsoft cũng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Windows 10.
Về tính năng, thanh menu Start của Windows 7 đã trở lại trong Windows 10 mới, bởi Microsoft muốn người dùng Windows thế hệ cũ không cảm thấy lạ lẫm khi bắt đầu làm quen với nền tảng mới. Ngoài ra, hãng còn cung cấp cho người dùng khả năng tùy biến kích thước các ô Live Tile nằm bên trong thanh menu Start.
Bên cạnh đó, Microsoft cũng không quên tung ra tính năng Universal Search giúp tìm kiếm thông tin trên máy và cả trên Internet. Để tận dụng tối đa sức mạnh số mà hãng cung cấp, bạn cần có kết nối mạng và tất nhiên, công cụ được sử dụng để tìm kiếm không ai khác chính là Bing. Đây được xem là 1 lợi thế không nhỏ cho Microsoft khi phổ biến thanh công cụ này tới người dùng, nhằm "đánh chiếm" những gì đã mất vào tay của Google.
Ngoài ra, cũng không thể không nhắc tới tính năng đa nhiệm của Windows với nút Task View giúp thay đổi/truy cập ứng dụng nhanh hơn, kết hợp với chức năng Multiple Desktop cho phép bạn lưu trữ nhiều ứng dụng trên màn hình với các mục đích và chủ đề khác nhau. Ví dụ như Desktop cho công việc, giải trí, học tập... Để tận dụng tối đa tính năng mới này, Microsoft cũng tung ra giao diện mới Snap Assist giúp người dùng có thể tương tác với ứng dụng ở chế độ nhiều màn hình với trải nghiệm mượt mà nhất.
Đặc biệt, hãng khổng lồ phần mềm Mỹ cũng khắc phục điểm yếu cố hữu trên cửa sổ command prompt với tổ hợp phím Ctrl + V giúp việc dán hay thực thi lệnh đơn giản và thuận tiện hơn. Đáng nói là phải trải qua nhiều năm liền, tính năng "cỏn con" này mới được xuất hiện trên Windows thế hệ mới. Và cuối cùng, Microsoft cũng bật mí về thời điểm tung ra bản hoàn chỉnh của Windows 10 là vào khoảng nửa cuối của năm sau.
Còn về việc hợp nhất nền tảng Windows Phone trên các thiết bị cầm tay với Windows trên dòng máy PC, hiện Microsoft chỉ khẳng định rằng Windows trên smartphone sẽ kế thừa hầu hết các tính năng trên máy tính để bàn trừ thanh menu Start. Được biết, ngay hôm nay (01/10/2014), bản Technical Preview cho nền tảng Windows thế hệ mới sẽ được tung ra dành cho các lập trình viên hoặc người dùng yêu công nghệ.
Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin và chờ tải Windows 10 Technical Preview tại đây
Xem tiếp...