Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

MÁY IN LJ HP 400 M401D - CF274A

Hãng có sẵn nha mọi người
MÁY IN LJ HP 400 M401D - CF274A
(in hai mặt)
liên hệ em có giá tốt nha
0945304439 or 01252809349 Mr.minh
tại biên hòa đồng nai
website : hoangminhpc.blogspot.com or hoangminhphat.com
HP LaserJet Pro 400 Printer M401D
Dòng sản phẩm

CF274A
Màu

Đen
Specifications
Print speed black:

Normal:Up to 33 ppm
First page out (ready)

Black: As fast as 8 sec
Print quality black (best)

Up to 1200 x 1200 dpi
Print technology

Laser
Processor speed

800 MHz
Print languages

HP PCL 5e, HP PCL 6, HP Postscript Level 3 emulation, direct PDF (v 1.7) printing
Display

2-line LCD (text and graphics)
Connectivity
HP ePrint capability

No
Mobile printing capability

No
Wireless capability

None
Connectivity, standard

1 Hi-Speed USB 2.0
Network ready

None
Compatible operating systems

Full software installs supported on: Windows 8, Windows 7 (32-bit and 64-bit), Windows Vista (32-bit and 64-bit), Windows XP (32-bit) (SP2 or higher)
Driver only installs supported on: Windows Server 2008 (32-bit and 64-bit), Windows Server 2003 (32-bit) (SP3 or higher)
Mac OS X v10.5, v10.6, v10.7
Linpus Linux (9.4, 9.5), Red Hat Enterprise Linux (5.0, 6.0), OpenSUSE Linux (11.3, 11.4), Fedora (14, 15), Ubuntu (10.04, 10.10, 11.04), Debian (5.0, 6.0 and HPUX11i)
Memory specifications
Memory, standard

128 MB
Memory, maximum

128 MB
Paper handling
Paper handling input, standard

50-sheet multipurpose tray 1, 250-sheet input tray 2, automatic duplexer for two-sided printing
Paper handling input, optional

Optional third 500-sheet tray
Paper handling output, standard

150-sheet output bin
Maximum output capacity (sheets)

Up to 150 sheets
Duplex printing

Automatic (standard)
Media sizes supported

A4; A5; A6; B5 (JIS)
Media sizes, custom

Multipurpose tray: 76 x 127 to 216 x 356 mm; tray 2 and optional 500-sheet tray 3: 105 x 148 to 216 x 356 mm
Dimensions and weight
Minimum dimensions

364.6 x 368 x 267.5 mm
Weight

10.7 kg
Package dimensions

430 x 330 x 480 mm
Package weight

13.9 kg
Xem tiếp...

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Cấu hình server bootrom từ 20 – 30 máy con

Cấu hình server bootrom từ 20 – 30 máy con
Server bootrom dành cho phòng 20 đến 30 máy trạm

Cấu hình server bootrom từ 20 – 30 máy con

Cấu hình server bootrom từ 20 – 30 máy con chuẩn, các phòng nét có số lượng máy từ 20 -30 máy lấy cấu hình server bootrom này đảm bảo kinh tế và chất lượng.
Hiện nay chúng tôi có 3 cấu hình server bootrom cho phòng máy có 20 – 30 máy để quý khách lựa chọn.

Cấu hình server bootrom cho phòng máy nhỏ 20 – 30 máy trạm

Cấu hình server bootrom cho phòng net 20 – 30 máy mã số 01
Hãng Sản XuấtIntel
Bão HànhChính hãng
Main Intel® Server Board DBS1200-V3RPS Dual Lan/ 2xSata3/ 32 GB RAM/SK 1150
CPUIntel® Pentium® Processor G3220 (3M Cache, 3.00 GHz)
Ram8 GB = 1 x 8GB Super talent | Hynix 1333 for Server ECC
SSD1 x 120Gb Kingstong | Corsair for Server1 x 1TB Western Re4 | Toshiba Enterpriser | Western Black (Full Game)
CaseServer Cougar Archon | Athena | Monster For Sever
NguồnServer FPC 450W Extrem Fan 12cm 15
Cấu hình server bootrom cho phòng net 20 – 30 máy mã số 02
Hãng Sản XuấtIntel
Bão HànhChính hãng
MainIntel® Server Board DBS1200-V3RPS Dual Lan/ 2xSata3/ 32 GB RAM/SK 1150
CPUIntel® Pentium® Processor G3220 (3M Cache, 3.00 GHz)
Ram16 GB = 2 x 8GB Super talent | Hynix 1333 for Server ECC
SSD1 x 120Gb Kingstong | Corsair for Server1 x 1TB Western Re4 | Toshiba Enterpriser | Western Black (Full Game)
CaseServer Cougar Archon | Athena | Monster For Sever
NguồnServer FPC 450W Extrem Fan 12cm
Cấu hình server bootrom cho phòng net 20 – 30 máy mã số 03
Hãng Sản XuấtIntel
Bão HànhChính hãng
MainIntel® Server Board S5500BC/ Dual CPU/ Sotket 1366/ 64 GB Ram.
CPUIntel® Xeon® Processor L5520 Quad Core 4 Nhân 8 Luồng (6M Cache, 2.26 GHz, 5.86 GT/s Intel® QPI)
RamHynix 16GB PC3-1600 DDR3 1333MHz Memory for Server
SSD1 x 120GB SSD sata 3 ( Cache ) for Server1 x 1TB Western Re4 | Toshiba Enterpriser (Full Game)
CaseServer Intell Chuyên Dụng
NguồnServer FPC 500W Extrem Fan 12cm

Vui lòng tham khảo các dịch vụ của chúng tôi hiện nay

Mọi chi tiết xin liên hệ

CÔNG TY TNHH tin hoc hoang minh phat


Xem tiếp...

Hướng dẫn cài đặt mạng LAN với hệ thống sử dụng nhiều hệ điều hành


Chúng tôi đã có nhiều bài viết hướng dẫn giới thiệu về mạng LAN. Qua thời gian thực tế một vấn đề phức tạp mà rất nhiều bạn đọc đã gặp phải đó là khi hệ thống mạng LAN của bạn sử dụng nhiều hệ điều hành như Windows 98, Me, Windows 2000, XP, Windows 2000 Server, Windows 2003 Server đó là việc nhiều máy không thể "nhìn thấy nhau" hoặc có "nhìn thấy nhau" thì cũng khó mà truy cập được đặc biệt nếu là Windows 98 mở các máy Windows 2000, XP,2003 thường hay bị hỏi mật khẩu mặc dù bạn đã nhập các loại mật khẩu khác nhau thậm chí có bạn còn nhập cả mật khẩu Administrator nhưng đều không thành công.
Không phải ai cũng có thể giúp bạn nhất là các bạn ở những nơi mà thiếu các chuyên gia hoặc các nhà cài đặt mạng chuyên nghiệp để bạn hỏi, trợ giúp bạn. Lúc đó bạn chỉ có thể nói "Hệ điều hành không tương thích!" hoặc có bạn đưa ra giải pháp là cài lại tất cả hệ thống cùng một loại hệ điều hành. Cài cùng một hệ điều hành cũng làm một giải pháp không tồi. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể áp dụng cách này vì trong mạng của bạn tất yếu sẽ có vài máy tính không đủ cấu hình để cài các hệ điều hành như Windows 2000 hoặc XP. Còn nếu cài một loại Windows 98 thì bạn sẽ khó mà đáp ứng đủ các nhu cầu nghiên cứu, làm việc, giải trí do Windows 98 bị hạn chế hoặc kém bảo mật hơn.
Một trong những nguyên nhân làm cho Windows 98 không thể truy cập được máy tính cài Windows 2000 hoặc XP đó là do tài khoản mặc định là Guest trong hệ thống bị khoá (Disible). Nếu bạn biết được chìa khoá là đây thì vấn đề trở lên quá đơn giản phải không? Bạn chỉ việc Enable (mở) tài khoản Guest thế là xong, quá dễ!. Vậy nhưng không phải ai cũng biết, nếu không biết thì làm thế nào?
Mở tài khoản khách - Guest:
Theo mặc định tài khoản Guest sẽ bị đóng có dấu gạch đỏ như hình sau:
Từ Start --> Control Panel --> Administrative Tools --> Computer Management --> Local Users and Groups --> Chọn Users --> Chọn Guest Account --> Kích chuột phải chọn Properties. Xem hình dưới
Bạn hãy bỏ đánh dấu mục Account is Disibled
Sau đó Apply -->OK.
Đến đây công việc có vẻ sắp hoàn tất. Tuy nhiên bạn nên làm thêm một bước nhỏ nữa đó là reset lại mật khẩu cho tài khoản Guest này để chắc chắn mọi việc sẽ diễn ra theo ý muốn. Cũng từ mục Guest Account bạn hãy kích phải chuột chọn "Set Password" sau đó hãy nhập mật khẩu mà bạn muốn dùng (Bạn hãy ghi nhớ mật khẩu này nhé). Còn nếu đây là lần thử nghiệm đầu tiên bạn hãy không nhập gì cả mà nhấn OK luôn.

 


Bây giờ mọi việc đã hoàn thành bạn hãy mở mạng từ hệ điều hành Windows 98 truy cập vào các máy này. Tất nhiên là truy cập được rồi phải không bạn? Hệ điều hành sẽ không hỏi mật khẩu như trước nữa trừ khi bạn đặt mật khẩu cho tài khoản Guest. Nếu bạn đã lỡ đặt mật khẩu cho tài khoản Guest thì không sao khi hệ thống hỏi bạn nhập mật khẩu dạng $IPC bạn hãy nhập mật khẩu của tài khoản Guest mà bạn đặt
Nếu máy truy cập là Windows 2000, XP thì hệ thống sẽ hỏi bạn User và Password --> Bạn chỉ việc nhập User là Guest, Password là trống hoặc password do bạn đặt lúc trước
Đến đây việc giải quyết sự truy cập giữa các máy đã tạm ổn. Tuy nhiên còn một vấn đề khác đó là những máy sử dụng Windows 2000 hoặc Windows XP sẽ không nhìn thấy hết các máy trên mạng LAN. Tôi sẽ đưa cho bạn 02 cách sau:
Cách 01 cài đặt đầy đủ các giao thức mạng LAN ngang hàng:Thông thường Windows 98, Me sử dụng các giao thức mạng Netware hoặc Novell dựa trên các giao thức chuẩn là NetBEUI và IPX/SPX. Netware là giao thức mạng đơn giản và hiệu quả đối với mạng ngang hàng trong việc chia sẻ  dữ liệu, máy in
Windows 98, Me: Từ Network Neighbourhood --> Kích chuột phải chọn Properties --> General chọn Add hoặc Install --> Tìm 02 giao thức là NetBEUI và IPX/SPX để cài đặt


Đối với hệ điều hành Windows 2000,XP,2003: Từ My Network Place --> Kích chuột phải --> Local Area Network --> Kích chuột phải chọn Properties --> General chọn Install --> Tìm 02 giao thức là NetBEUI và IPX/SPX để cài đặt
Sua đó khởi động lại máy. Bạn chú ý sau khi khởi động máy mà bạn đã truy cập mạng ngay thì chắc chắn sẽ không được. Tốt nhất bạn hãy đợi khoảng 10 - 30 phút cho toàn bộ hệ thống khởi động và làm việc ổn định thì mới truy cập.
Cách 02 truy cập các máy trong mạng LAN sử dụng IP hoặc tên máyTừ Start --> Run --> Gõ IP máy ví dụ máy truy cập có IP là 10.120.110.24 bạn hãy gõ như sau: \\10.120.110.24\ sau đó OK. Xem hình dưới
Nếu bạn muốn truy cập bằng tên máy hãy gõ \\ten_may\
Từ khi bài viết được xuất bản trên website đã được rất nhiều bạn đọc tham khảo, góp ý kiến và bổ xung. Đặc biệt là ngày 30/12 tôi nhận được thư của một bạn học lớp Tin 5 - K46 - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (Bạn đó không nói tên) đã có ý kiến về việc nhìn thấy nhau giữa các máy chạy Windows 98 và Windows XP. Theo ý kiến này bạn hãy mở đĩa cài đặt Windows XP và tìm một file có tên là NetSetup.exe trong thư mục I386 của bộ cài đặt Windows XP. Sau đó bạn hãy cài đặt file này trên các máy không cài đặt Windows XP. Khi file này được cài đặt thì các máy có thể nhìn thấy nhau bình thường.
Xem tiếp...

Hướng dẫn cài đặt nhanh modem Planet ADSL ở chế độ Router

Hướng dẫn cài đặt nhanh modem Planet ADSL ở chế độ Router

Các dòng sản phẩm của Planet nói chung như ADE 3000,ADE 3100, ADE3110, ADE 4000, ADE 4100, ADU 2000, ...cài đặt giống nhau. Ở đây chúng tôi giới thiẹu hướng dẫn cài đặt cho modem ADE 3000, các loại modem khác cài đặt tương tự.
Cài đặt phần cứng
Cài đặt WAN  
Cài đặt LAN
1.       Cài đặt phần cứng
   a.       Biểu đồ cài đặt ADE-3
      -          Khi cắm vào PC dùng cáp chéo
      -          Khi cắm vào Hub cổng uplink dùng cáp chéo
      -          Khi cắm vào Hub không có cổng uplink dùng cáp thẳng
   b.       Biểu đồ kiểm tra trạng thái tín hiệu ADSL
      -          Đèn ADSL phải sáng đỏ không nhấp nháy tức là đã có tín hiệu ADSL
      -          Đèn LAN phải sáng đỏ ( có thể nháy ) tức là đã có tín hiệu LAN
   c.       Biểu đồ khôi phục lại cài đặt chuẩn của ADE-3000
           Để khôi phục lại cấu hình mặc định của ADE ta ấn nút Reset trong vòng 5s. Hệ thống sẽ khởi động lại và khôi phục trạng thái ban đầu.
2.       Cài đặt WAN  
   a.       Truy cập vào hệ thống
     -          Địa chỉ mặc định của ADE là 10.0.0.2
     -          Đổi địa chỉ máy trạm cùng với lớp địa chỉ của ADE ( có thể đổi thành
        IP: 10.0.0.3 255.0.0.0)
     -          Bật Web browser
     -          Gõ địa chỉ http://10.0.0.2
     -          Gõ username/password mặc định là : admin/epicrouter
   b.       Cấu hình WAN ( WAN configuration )
          Các thông số cần quan tâm khi cấu hinh WAN là
          VPI/VCI
           Username
           Password
           Encapsulation
           Các thông số khác để mặc định.
        VPI/VCI
          Thông số VPI/VCI được cung cấp bởi ISP
           Thông thường ta có thể đặt 
        Ví dụ tại Hà nội có VPI và VCI do V
        NN cấp :        VPI : 0 
         VCI :3 5 hoặc 38
         Username/password
          -      Username/Password được cung cấp bởi ISP
         Encapsulation
           -    Encapsalution được cung cấp bởi ISP 
                  -      Thông thường ta có thể chọn PPPoA VC-Muc 
         PPPoE LLC
         Sau tất cả những bước cấu hình WAN trên ta phải lưu vào ADE
            -          Chọn Submit
            -          Chọn Save Setting
3.       Cài đặt LAN
   a.       Đặt địa chỉ IP cho ADE-3000
     -       Đối với địa chỉ IP của LAN ta có thể để mặc định theo ADE là
            IP: 10.0.0.2 255.0.0.0
     b.       Cấu hình DHCP 
        -          Chọn chức năng DHCP
        -          Chọn User Defined
        -          Gõ địa chỉ bắt đầu và kết thúc của DHCP ( phụ thuộc vào số máy tính trong mạng LAN
        -          VD để  10.0.0.4 đến 10.0.0.15
         -          Chọn DHCP gateway là Automatic
         -          Chọn User Mode là Multi-User
       c.       Cấu hình NAT
          -          Chọn Dynamic NAPT
        Sau tất cả những bước cấu hình LAN trên ta phải lưu vào ADE
         -          Chọn Submit
         -          Chọn Save Setting
        d.       Cấu hình các máy trạm
             Tất cả các máy trạm chọn Obtain an IP address automaticaly
               Kết thúc
Xem tiếp...

Card modem/NIC cho máy tính xách tay

Card modem/NIC cho máy tính xách tay
ĐA SỐ CÁC MÁY TÍNH XÁCH TAY ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC TÍCH HỢP SẴN NIC/MODEM KHÁ TIÊN LỢI. NHƯNG GẶP TRƯỜNG HỢP MÁY KHÔNG CÓ SẴN MODEM, HOẶC NÓ BỊ HƯ HAY ĐỜI CŨ, TỐC ĐỘ THẤP, BẠN CHỈ CÒN CÁCH MUA MỘT CARD MODEM GẮN RỜI DÙNG CHUẨN PCMCIA. e-CHÍP XIN GIỚI THIÊU MỘT SỐ MODEL CARD MODEM/NIC THÔNG DỤNG HIÊN CÓ BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG. (ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH CHÍNH XÁC, CHÚNG TÔI GIỮ NGUYÊN PHẦN THÔNG SỐ KỸ THUẬT BẰNG TIẾNG ANH).
- PCMCIA (PC Memory Card International Association) được hơn 200 các công ty thành viên đưa ra vào năm 1989, nhằm thiết lập một chuẩn chung cho các card dùng mạch tích hợp và để thúc đẩy khả năng hoán đổi thiết bị giữa các máy tính di động mà yếu tố kích thước nhỏ gọn, tiêu thụ ít năng lượng được xem là then chốt.
- XJACK là một kiểu kết nối cho modem máy tính xách tay. Nó cho phép jack cắm điện thoại chuẩn có thể cắm thẳng vào modem. XJACK được thiết kế ngay trên modem PCMCIA giống như các loại ổ đĩa quang của MTXT, có thể kéo ra để cắm trực tiếp jack điện thoại vào, sau khi dùng xong rút jack cắm ra có thể đẩy vào lại, rất gọn! XJACK được chế tạo bởi Megahertz, thuộc quyền sở hữu của U.S.Robotics.
IBM - USRoboticsX2: giá 40 USD 

· Device Type: Fax/modem
· Interface Type: PC Card
· Tốc độ truyền dữ liệu tối đa: 56K Technology 56Kbps x2, V.90 · Tốc độ truyền Fax tối đa: 14,4Kbps
· Analog Modulation Protocol: ITU V.34, ITU V.90, ITU Group 3 Fax, ITU V.17, x2 · Cellular Enhancement Protocol: AMPS
· Slot: 1 x PC Card - type II
· Cáp đi kèm: 1 x phone external
· Hỗ trợ các tiêu chuẩn: ITU V.80 Plug and Play
· Hệ điều hành hỗ trợ: Microsoft DOS, Windows 3.x/95/98, Windows NT 4.0 trở lên. IBM OS/2 3.0 trở lên.
XIRCOM REALPORT CARDBUS ETHERNET 10/100 & Modem 56: giá 50 USD· RealPort CardBus ENET 10/100 & Modem 56K Global 32BIT
· Nhà sản xuất: Xircom
· Dòng sản phẩm: RealPort Integrated PC Card
· Model: CardBus Ethernet 10/100+Modem 56 RBEM56G-100BTX
· Connectors: Serial - RJ11 Modular (Phone/Telco)
· Manufacturer Sku: RBEM56G-100
· Tốc độ truyền dữ liệu tối đa: 56Kbps
· Tốc độ truyền Fax tối đa: 14,4Kbps
· Modem Type: Data/FAX
· Network Architecture: Ethernet - 10 Mbps Twisted Pair (10BaseT), Ethernet - 100 Mbps Two-Pair (100BaseTX)
· Slot Type: CardBus Type III
· System Type: PC (Intel x86 Compatible)
XIRCOM REALPORT CARDBUS ETHERNET 10/ 100: giá 35 USD· Manufacturer Sku : RBE-100BTX
· Nhãn hiệu: Xircom
· Tên sản phẩm: RealPort CardBus
· Model: Ethernet (10/100Base-T)
· Interface Type: Cable, Other

· Tốc độ truyền dữ liệu tối đa: 100Mbps
· Dạng đóng gói: Plug-in Module
· Hệ điều hành hỗ trợ: Windows NT 3.51, Window 3.x, Windows 95, Windows 98
· Networking Type: Network Adapter
· Networking Connection Type: Ethernet (10/100Base-T), Fast Ethernet (100Base-T)
3COM Megahertz 56K Cellular Modem PC Card. Tương thích với PC & MAC
. Chuẩn V90 56 Kbps ITU
. Kết nối với ĐTDĐ bằng cable chuyên dụng
. Cài đặt dễ dàng
. Cắm và chạy, không cần tắt máy tính
3COM Megahertz 10/100 LAN Card· Nghi thức truyền dữ liệu: Ethernet
· Tốc độ mạng hỗ trợ: 10/100Mbps
· Hệ điều hành hỗ trợ: Novell NetWare, Windows 2000/98/95/NT 4.0, Microsoft LAN Manager, IBM LAN Server, HP LAN Manager...
· Remote Management: SNMPmanageable, DMI 2.0, DynamicAccess technology
· Connector: 1 x XJACK connector (RJ-45 và RJ-11)
3CCFE574BT 3Com Network Interface Card Megahertz 10/100Mbps PC Card RJ45· Media: 10BASE-T và 100BASE-TX
· Bus type: 16-bit
· Connector: RJ-45 cable LAN connector
· Các driver phần mềm cho: Windows Me/2000/98/98SE, NDIS 5/95 OSR 2.x, Windows NT 4.0, DOS NDIS 2.01
· Các hệ điều hành mạng hỗ trợ: Novell NetWare, Windows 2000/98/ 95/NT 4.0, Microsoft LAN Manager, IBM LAN Server, HP LAN Manager...
Xem tiếp...

Hướng dẫn cài đặt mạng Boot - Rom (phần 5)

CÀI ĐẶT TRÊN MÁY TRẠM 
 
I. Cài đặt trên máy trạm
Trong những chuyên đề trước, tôi đã lần lượt trình bày cách cài đặt HĐH Windows Server 2003, phần mềm tạo và quản trị ổ đĩa ảo cũng như những dịch vụ cần thiết đi kèm trên máy chủ. Trong chuyên đề này chúng ta sẽ thực hiện tiếp theo những công việc còn lại trên máy trạm dùng làm máy mẩu.
Để tiết kiệm thời gian, tôi sẽ không trình bày chi tiết việc cài đặt HĐH Windows XP và một số ứng dụng văn phòng trên đĩa cứng riêng của máy trạm. Mặc nhiên đến đây coi như chúng ta đã thực hiện xong phần cài đặt này và tôi sẽ tiếp tục trình bày các bước còn lại bao gồm:
  • Tạo một tài khoản người dùng trên máy trạm
     
  • Khai báo và kiểm tra kết nối mạng giữa máy trạm và máy chủ
     
  • Cài Đặt phần BXP 2.5 Client trên máy trạm
     
  • Chép toàn bộ phân khu hệ thống trên ổ đĩa vật lý của máy trạm vào ổ đĩa ảo
1. Tạo một tài khoản người dùng trên máy trạm:

Đây là tên tài khoản dùng để đăng nhập vào hệ thống sau khi máy trạm đã hoàn tất việc khởi động. Trong trường hợp nhiều máy cùng dùng chung 1 ổ đĩa ảo thì tài khoản này cũng sẽ được nhiều máy cùng sử dụng. Tài khoản chung này nên có quyền quản trị tương đươngAdministrator của máy trạm để người sử dụng có toàn quyền trong khi làm việc. Những thay đổi trên máy trạm hỉ có tác dụng trong phiên làm việc đó khi khởi động lại thì nó sẽ trở về nguyên trạng ban đầu.

Ta mở cửa sổ Control panel - chọn User Accounts - chọn Creat a new account - nhập vào tên tài khoản trong mụcName the new account - chọn Computer Administrator - chấm nút Creat Account

 
Lưu ý: Sau khi tạo được tài khoản Hocvien với quyền quản trị tương đương Administrator, ta nên đăng nhập bằng tài khoản vừa tạo rồi mới tiến hành các bước tiếp theo. Trước khi thực hiện công việc tiếp theo, ta cần kiểm tra việc kết nối mạng giữa máy trạm và máy chủ trước.
 
2. Khai báo và kiểm tra kết nối mạng giữa máy trạm và máy chủ:
Để kiểm tra máy trạm có nhận được địa chỉ IP từ dịch vụ DHCP của máy chủ hay không ta chọn Start – Run – cmd mở cửa sổ dòng lệnh - nhập vào câu lệnh IPconfig và xem địa chỉ được cấp trong mục IP Address
3. Cài Đặt phần BXP 2.5 Client trên máy trạm
  • Chạy tập tin cài đặt setup.exe của phần mềm BXP 2.5
     
  • Hộp thoại Setup type sẽ xuất hiện. Chọn Client và bấm Next.
     
  • HĐH thông báo vừa phát hiện thêm phần cứng mới (ổ đĩa ảo của BXP). Ta bấm Next để chương trình xác nhận việc cài đặt này, do phần mềm này chưa được chứng nhận kiểm tra của Microsoft nên khi cài đặt sẽ xuất hiện thông báo cho vấn đề này. Bạn chỉ việc bấmContinue anyway và tiếp tục cho đến khi hoàn tất quá trình cài đặt BXP ở máy trạm (xem hình dưới).
 
Ta khởi động lại máy trạm với việc thiết lập cho BootRom sẽ ưu tiên khởi động trước. Trước đó trong mụcBXP Administrator trên máy chủ ta đã khai báo hình thức khởi động của máy trạm là từ đĩa cứng riêng (Hard Disk first) vì vậy máy trạm sau khi khởi động bằng Bootrom kết nối với máy chủ của BXP sẽ chuyển tiếp qua khởi động hệ điều hành WinXP từ ổ cứng tham khảo của nó.
Sau khi hoàn tất việc khởi động lại thì trong My Computer sẽ xuất hiện thêm một ổ đĩa mới có tên được gán với ký tự ổ đĩa cuối cùng. VD : ổ hoặc G
 
4. Định dạng và chép dữ liệu hệ thống trên máy trạm vào ổ đĩa ảo
Tiếp theo ta sẽ thực hiện việc sao chép tòan bộ HĐH Windows XP và các ứng dụng đã cài đặt trên phân khu hệ thống của máy trạm (ổ đĩa C) vào ổ cứng ảo trên máy chủ (Ổ E hoặc F). Trước khi thực hiện ta phải định dạng ổ đĩa ảo đó trước.
a. Định dạng ổ đĩa ảo:
  • Mở cửa sổ My Computer hoặc Windows Explorer của máy trạm vừa cài đặt BXP Client sẽ xuất hiện thêm một ổ cứng và được gán một ký tự nào đó như các ổ đĩa thông thường trên máy. Tùy theo số đĩa trong máy mà ký tự gán cho ổ đĩa này sẽ khác nhau. Ví dụ: E hoặc F...

     
  • Để định dạng cho ổ đĩa ảo này ta bấm chuột phải vào biểu tượng ổ đĩa này và chọn chức năng Format từ bảng thực đơn nhỏ vừa hiện, sau đó khai báo các tham số định dạng cần thiết rồi bấm nút Start và chờ đến khi hòan tất.
b. Chép dữ liệu hệ thống trên máy trạm vào ổ đĩa ảo:

Chọn Start - All Programs - Venturcom BXP - Image Builder
 
 
  • Trong hộp thoại BXP Client Image Builder, ta chỉ ra tên ổ đĩa ảo trong mục Destination Path để chứa HĐH Windows XP và các ứng dụng được chép từ đĩa cứng mẩu của máy trạm. Ta nhập vào tên ký tự ổ đĩa mới xuất hiện thêm trong My Computer hoặc bấm nút Browsevà chỉ ra tên ổ đĩa này. VD: E:\
     
  • Nếu muốn xoá nội dung hiện hành trên ổ đĩa ảo trước khi sao chép, ta đánh dấu chọn ở mục Delete all files and Folder in ...
     
  • Bấm nút Build để tiến hành sao chép. Tuỳ tốc độ đường truyền và dung lượng của của dữ liệu hệ thống đã cài đặt trên phân khu ổ đĩa C mà thời gian thực hiện kéo dài từ 10 đến 20 phút.
     
  • Sau khi sao chép hoàn tất, ta tắt máy, tháo ổ đĩa cứng ở máy trạm và cho máy trạm khởi động từ Bootrom. Trước đó, trên máy chủ bạn vào BXP Administrator, từ menu View chọn Client Disk, click chuột phải trên máy trạm có tên “May01”, chọn Properties, tiếp theo bấm vào thẻ Disks, ở mục Boot order, bạn kiểm tra và thiết lập lại giá trị là Virtual Disk First (ổ đĩa ảo trước) để quy định chế độ khởi động của máy trạm là từ ổ đĩa ảo Mercury_XP trên máy chủ.
Đến đây bạn đã hoàn thành việc cài dặt cho máy trạm làm mẩu. Với những máy trạm còn lại bạn cũng lần lượt đăng ký tên máy là May02,May03… Những máy này cũng sử dụng chung ổ đĩa ảo có tên Mercury_XP. Bạn cũng có thể tạo ra nhiều ổ đĩa ảo với nhiều kiểu cài đặt khác nhau để gán cho các máy trạm cho phù hợp với công việc.

Bây giờ bạn hãy bật các máy trạm lên để xem hệ thống mạng Bootrom của mình hoạt động như thế nào. Nếu lần đầu tiên mà mọi việc suôn sẻ tôi nghỉ rằng bạn là người rất may mắn còn nếu có gì đó trục trặc thì cũng không sao. Hãy rà soát lại các bước và bạn dễ dàng tìm ra một chổ nào đó khai báo chưa đúng, hiệu chỉnh lại và bây giờ bạn có thể tự thưởng cho mình một tràng pháo tay và một nụ cười thật tươi. Chúc các bạn thành công
Xem tiếp...

Hướng dẫn cài đặt mạng Boot - Rom (phần 4)

CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA BXP ADMINISTRATOR 
 
Trong chuyên đề thứ 4 nầy, chúng ta sẽ sử dụng chức năng BXP Administrator để quản trị IO Servers, các máy trạm, các ổ đĩa ảo cũng như dùng nó để cấu hình cho tập tin khởi động Bootstrap. Các thông tin này, trong quá trình cấu hình sẽ được lưu vào tập tin cơ sở dữ liệu của BXP (VLD.MBD).
 
I. Chức năng quản trị của BXP Administrator:
Để mở BXP Administrator ta chọn Start – Programs - Venturcom BXP - BXP Administrator. Màn hình của BXP Administrator có 3 cách thể hiện trong quá trình khai báo:
  • Client - Disk: Liệt kê danh sách các máy trạm có trong sở dữ liệu của BXP. Khi bạn bấm chọn vào một máy trạm nào đó, nó sẽ liệt kê các ổ cứng ảo đã gán cho máy trạm đó.
     
  • Server - Disk: Cho phép bạn thấy danh sách các ổ cứng ảo được tạo trên máy chủ.
     
  • Server -> Client -> Disk: Cho phép bạn nhìn tất cả các máy trạm, đĩa ảo và máy chủ (IOserver) đã được cài đặt
Trong cửa sổ quản trị BXP Administrator ta sẽ thực hiện một số công việc sau:
  • Cấu hình tập tin khởi động Bootstrap
     
  • Đăng ký IO Server vào cơ sở dữ liệu của BXP
     
  • Tạo 1 ổ đĩa ảo (Virtual Disk)
     
  • Đăng ký máy khách vào cơ sở dữ liệu của BXP
     
  • Gán ổ đĩa ảo cho máy khách
1. Cấu hình tập tin khởi động Bootstrap:
Bootstrap file là tập tin chứa thông tin khởi động mà BootRom sẽ tìm đến để khởi động cho các máy trạm lúc mới mở máy. Trong BXP thì file đó là VLDRMIL13.BIN. Để cấu hình cho Bootstrap ta làm như sau:
  • Trong màn hình BXP Administrator, chọn mục Tools, chọn tiếp Configure Bootstrap.
     
  • Ở phần Path khai báo đường dẫn đến file VLDRMI13.BIN. Mặc nhiên đường dẫn này là: 
    C:\Program Files\Venturcom\BXP\TftpBoot\ VLDRMI13.BIN.
     
  • Chúng ta sử dụng DHCP để cấp địa chỉ IP cho máy trạm nên đánh dấu chọn ở mục Use BOOTP/DHCP Resolved.
     
  • Đánh dấu chọn ở mục Use Database Values để ghi địa chỉ IP của máy đã cài đặt dịch vụ BXP Login Service vào tập tin bootstrap.
     
  • Chọn Verbose Mode để hiển thị thông tin chi tiết quá trình khởi động của các máy trạm. Khi bạn đã hoàn tất quá trình cài đặt cho hệ thống mạng thì có thể tắt mục này để quá trình khởi động ở máy trạm nhanh hơn.
     
  • Bấm chọn OK để lưu và thoát khỏi hộp thoại.
2. Đăng ký IO Server vào cơ sở dữ liệu của BXP
Ở màn hình của BXP Administrator, từ menu File chọn New - Server. Hộp thoại New IO Server xuất hiện.
  • Ở phần Name bạn gõ vào tên của máy chủ, trong ví dụ này là Daotao. Nếu gõ đúng tên thì khi bạn bấm chọn tiếp vào nút Resolve ở mục IP Address sẽ tự hiển thị lên địa chỉ IP của máy chủ được đặt tên “Daotao” là 172.16.100.1
     
  • Phần Port mặc định là 6911 ta không nên thay đổi.
     
  • Phần Description bạn có thể gõ thông tin vắn tắt mô tả máy chủ IO Server, hoặc bạn để trống cũng được.
Lúc này trong màn hình của BXP Administrator sẽ xuất hiện biểu tượng máy chủ đó là IO Server mới được tạo.
 
3. Tạo 1 ổ đĩa ảo:
  • Từ màn hình của BXP Administrator, chọn chế độ xem máy chủ - đĩa ảo bằng cách chọn View và chọn mục Server - Disk. Lúc này trên màn hình của BXP Administrator bạn chỉ thấy một máy chủ đó là IO server có tên Daotao mới tạo ở bước trên, đồng thời biểu tượngNew Disk trên thanh công cụ sẽ chuyển sang màu xanh lục.
     
  • Từ menu File chọn New - Disk, hộp thoại Add Virtual Disk sẽ xuất hiện

      

    Mặc nhiên ở mục Path chỉ đến đường dẫn D:\VDISKS như ta đã tạo ở trên, nếu sai bấm chọn Browse để chọn lại.
     
  • Bấm chọn vào mục New Disk (để tạo ổ đĩa ảo mới)
     
  • Ở mục Virtual disk size in MB bạn gõ vào dung lượng của ổ cứng ảo muốn tạo, lớn nhất là 8024MB (8GB - sử dụng bản chính thức). Nếu phân khu chứa thư mục VDISKS của máy chủ sử dụng hệ thống FAT32 thì tối đa của ổ cứng ảo được tạo là 4095 MB (4GB) mà thôi.
     
  • Ở mục Disk name bạn gõ vào tên của ổ cứng ảo muốn tạo, ví dụ là Mercury_XP (Tên của bo mạch chính Mercury và hệ điều hành chạy trên máy trạm để sau này dể phân biệt khi có nhiều đĩa ảo)
     
  • Ở mục Description bạn gõ vào nội dung mô tả cho ổ đĩa ảo này chiều dài nội dung tối đa là 50 ký tự
     
  • Bấm chọn OK để hoàn tất.
Chú ý: một khi ổ cứng ảo đã được tạo thì không thể thay đổi lại dung lượng của nó, muốn thay đổi chỉ có cách là tạo mới ổ khác mà thôi. Vì vậy trước khi tạo đĩa ảo bạn phải biết được dung lượng mà HĐH và các ứng dụng đã cài đặt trên ổ cứng làm mẩu của máy trạm. Căn cứ vào dung lượng này mà ta chọn kích thước đĩa ảo cho phù hợp.
 
4. Tạo một tài khoản đăng nhập cho máy trạm.
Để tạo tài khoản cho máy trạm ta có thể thực hiện theo 2 cách: Tạo tài khoản tự động hoặc tạo tài khoản thủ công.
a. Tạo một tài khỏan đăng nhập cho máy trạm tự động:
Với cách này phải bảo đảm là trong phần BXP Login Service bạn đã đánh dấu chọn cho mục Add new client to database. Khởi động máy trạm cần đăng ký tài khoản (máy con phải được chọn khởi động từ mạng LAN trước). Màn hình khởi động ban đầu của máy trạm như sau:
  • Ở mục Client Name bạn gõ tên của máy trạm, ví dụ là May01, ở mục Description nhập vào thông tin để mô tả May01 này, hoặc bạn để trống rồi nhấn Enter. Lúc này BXP Administrator sẽ ghi nhận thông tin vừa nhập và lưu vào trong cơ sở dữ liệu của BXP (địa chỉ vật lý của cạc mạng và tên đặt cho máy trạm Client Name)

    Bạn có thể kiểm tra việc đăng ký tài khoản tự động cho máy trạm làm mẩu có tên May01 bằng cách vào màn hình BXP Administrator, Chọn mục View và chọn tiếp Client – Disk để chuyển sang chế độ xem Máy trạm – Đĩa ảo.
     
  • Bấm chọn tiếp vào biểu tượng Clients bạn sẽ thấy xuất hiện biểu tượng May01. Muốn xem chi tiết hơn bạn bấm chuột phải vào biểu tượng May01, chọn tiếp Properties, sẽ thấy xuất hiện hộp thoại Client Properties
     
  • Chọn thẻ Disks – trong mục Boot Order để quy định thứ tự các thiết bị được họn để khởi động. Ta chọn HardDisk First để chọn khởi động bằng đĩa cứng gắn trên máy trạm (Khi cài đặt xong thì mục này sẽ chọn lại làVirtual Disk First).
     
  • Bạn đăng ký lần lượt cho các máy còn lại với cách đặt tên cho mục Client Name là May02, May03...
 
b. Tạo một tài khoản đăng nhập cho máy trạm bằng thủ công
Với cách này, trước tiên bạn khởi động tất cả các máy trạm trong mạng, ghi lại tất các các địa chỉ vật lý của cạc mạng (MAC). Từ màn hình BXP Administrator, Chọn menu File, tiếp theo chọn New - Client, hộp thoại New Client sẽ xuất hiện :
  • Ở mục Name, bạn gõ vào “May01
     
  • Ở mục MAC, bạn nhập vào địa chỉ vật lý cạc mạng đã ghi lại của máy trạm tương ứng.
     
  • Ở mục Description bạn có thể nhập vào vài thông tin mô tả vắn tắt về máy trạm có tên “May01” hoặc là để trống cũng được.
     
  • Bấm chọn OK để hoàn tất cho May01. Làm tương tự như vậy cho các máy trạm May02, May03...
Chú ý: Cả 2 cách tạo tài khoản đăng nhập cho máy trạm bằng thủ công hay tự động đều có tác dụng như nhau, tuy nhiên ta nên chọn cách tạo tự động sẽ thực hiện nhanh hơn và ít xảy ra trường hợp nhập sai địa chỉ vật lý cạc mạng.
 
5. Đăng ký ổ cứng ảo đã được tạo trước cho Máy trạm
  •  Từ màn hình BXP Administrator, Chọn mục View và chọn tiếp Server – Client – Disk để chuyển sang chế độ xem Máy chủ - Máy trạm – Đĩa ảo.
     
  • Bấm chuột phải vào một máy trạm, chẳng hạn là May01 và chọn Properties.
     
  • Bấm chọn vào thẻ Disks như hình dưới
     
  • Ở mục Boot order, chọn Virtual Disk First 
     
  • Bấm chọn vào nút Change, hộp thoại Select Virtual Disk sẽ xuất hiện


     
  • Từ mục All disks, Bấm chọn vào biểu tượng của IO Server có tên Daotao, nó sẽ hiện ra danh sách các ổ cứng ảo đã được tạo từ trước, chẳng hạn là Mercury_XP.
     
  • Bấm chọn vào biểu tượng ổ đĩa ảo là Mercury_XP và bấm chọn vào nút Add để đưa ở đĩa ảo Mercury_XP vào cửa sổ danh sáchAttached disks. Trường hợp muốn bỏ đĩa ảo nào từ danh sách Attached disks này thì bấm chọn tên ổ đĩa đó và bấm nút Remove.
     
  • Bấm chọn OK để xác nhận các khai báo ở từng cửa sổ.

    Như vậy là bạn đã đăng ký ổ cứng ảo Mercury_XP cho máy trạm có tên là “May01”, vì chuyên đề này hướng dẫn cài đặt theo phương pháp Share Image (dùng chung 1 ổ đĩa ảo) nên các máy trạm còn lại May02May03…bạn cũng lần lượt thực hiện việc gán cho cùng 1 ổ đĩa ảo có tên Mercury_XP.
Xem tiếp...