CÔNG TY TNHH TIN HỌC HOÀNG MINH PHÁT !
ĐỒNG HÀNH CÙNG THỜI ĐẠI SỐ !
TẬN TÂM ! UY TÍN !CHUYÊN NGHIỆP!
Liên hệ :
Địa chỉ :50b tổ 2,kp 10, Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai
Yahoo: Hoangminhcomputer88
Phone: 01252809349 HOẶC 0945304439 !
Tại : Biên Hòa - Đồng Nai !
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016
Những nguyên nhân gây hỏng ổ cứng
Theo kết quả khảo sát ở Châu Âu, hỏng ổ cứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng mất dữ liệu. Vậy đâu là nguồn gốc dẫn tới những sự cố về ổ cứng? Nắm được điểm này, chúng ta sẽ biết cách kéo dài tuổi thọ của ổ cứng.
Do các tác động cơ học mạnh
Mặc dù có lớp vỏ bảo vệ, nhưng ổ cứng hỏng nhanh nhất khi bị tác động lên một lực mạnh, như ổ cứng rơi, bị va đập nhiều. Khi đó, đầu đọc có thể bị lệch làm xước mặt đĩa hoặc hỏng đầu đọc, ảnh hưởng tới khả năng đọc ghi dữ liệu. Ổ cứng đang hoạt động dễ bị hỏng hơn ổ cứng đang ở trạng thái nghỉ khi chịu lực tác động.
Do nguồn điện không ổn định
Điện áp không ổn định cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỏng ổ cứng. Nhất là với mạng lưới điện sinh hoạt ở Việt Nam thì bạn càng nên chú ý tới vấn đề này. Nguồn điện chập chờn làm cho motor bị giật, không quay đủ vòng, khiến đầu đọc hạ xuống mặt đĩa từ gây xước. Ngoài ra sự tăng giảm đột ngột của điện áp dễ gây đứt cầu chì board, làm hỏng ổ cứng.
Do nhiệt độ cao
Nếu đặt máy tính trong môi trường có nhiệt độ cao, không chú ý tới vấn đề tản nhiệt, thì có thể làm hỏng ổ cứng do các vật liệu bên trong bị biến đổi. Nhiệt độ làm chảy dây cáp bằng nhựa hay cao su, motor giảm khả năng hoạt động, chập, cháy mạch ổ cứng
Do bụi bẩn
Nếu bạn không bao giờ làm vệ sinh cho chiếc ổ cứng của mình thì hãy coi chừng đến một ngày nào đó nó sẽ hỏng. Bởi vì, lớp bụi tích tụ lâu ngày, bám vào vùng trong ổ cứng làm giảm công năng của lớp từ tính mặt đĩa hoặc các hạt bụi gây xước đĩa khi ổ cứng hoạt động.
Do kiến chui vào bên trong ổ cứng
Môi trường trong ổ cứng rất ấm áp cho nên nó khá thu hút đối với loài kiến. Đã có rất nhiều trường hợp hỏng ổ cứng hỏng do kiến chui vào bên trong. Nó có thể cắn nát dây cáp cao su và đi theo đường này vào ổ cứng. Để phòng tránh, nên hạn chế sử dụng đồ ăn khi đang làm việc hoặc để đồ ngọt gần máy tính.
Khi ổ cứng hỏng mà trong đó chứa những dữ liệu vô cùng quan trọng, bạn hãy nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia tại trung tâm khôi phục dữ liệu chuyên nghiệp để lấy lại dữ liệu đã mất.
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016
Laptop siêu mỏng HP Spectre giá 42,99 triệu đồng
HP Spectre không chỉ được mệnh danh là chiếc laptop mỏng nhất thế giới
tại thời điểm này, mà còn sở hữu cấu hình mạnh cùng kiểu dáng sang
trọng.
HP Spectre là mẫu laptop từng gây không ít sự chú ý từ giới công nghệ cũng như đông đảo người dùng kể từ khi lần đầu tiên được ra mắt hồi tháng 4/2016 bởi thiết kế không chỉ đạt độ mỏng ấn tượng, siêu nhẹ, mà còn vì vẻ sang chảnh và hiện đại.
Hiện tại, chiếc laptop mỏng nhất thế giới HP Spectre (tính đến thời điểm này) đã chính thức được mở bán tại thị trường Việt Nam với mức giá 42,99 triệu đồng. Theo HP, tại thị trường trong nước, mẫu laptop siêu mỏng này có tên mã đầy đủ là HP Spectre 13-v020TU.
HP Spectre dù mảnh mai nhưng vẫn sở hữu cấu hình phần cứng mạnh – thừa sức cho nhu cầu làm việc đa nhiệm cũng như giải trí đa phương tiện. Cụ thể, HP Spectre trang bị màn hình IPS 13,3 inch độ phân giải Full HD, bộ xử lý Intel Core i7-6500U (thế hệ thứ 6, tên mã Skylake), RAM 8GB, SSD giao tiếp PCIe siêu tốc dung lượng 256GB, webcam, micro tích hợp, Wi-Fi 802.11ac, Bluetooth 4.2 và cũng được cài đặt sẵn Windows 10 Home bản quyền.
Tựa như những dòng sản phẩm cao cấp khác, HP Spectre cũng được trang bị loa âm thanh hàng hiệu từ Đan Mạch (Bang & Olufsen) hứa hẹn mang đến những trải nghiệm âm thanh “chất” hơn. Máy cũng hỗ trợ bàn phím đèn nền LED, giao tiếp USB Type-C (Thunderbolt) và màn hình được gia cố bằng lớp kính cường lực Gorilla từ Corning giúp bảo vệ bề mặt hiển thị khỏi những trầy xước trong quá trình sử dụng.
HP bảo đảm chiếc laptop siêu mỏng nhẹ này có thể cho thời lượng dùng pin hơn 8 giờ. Hãy cùng PC World Vietnam điểm qua những hình ảnh chi tiết chiếc HP Spectre ngay sau đây:
Xem tiếp...
HP Spectre là mẫu laptop từng gây không ít sự chú ý từ giới công nghệ cũng như đông đảo người dùng kể từ khi lần đầu tiên được ra mắt hồi tháng 4/2016 bởi thiết kế không chỉ đạt độ mỏng ấn tượng, siêu nhẹ, mà còn vì vẻ sang chảnh và hiện đại.
Hiện tại, chiếc laptop mỏng nhất thế giới HP Spectre (tính đến thời điểm này) đã chính thức được mở bán tại thị trường Việt Nam với mức giá 42,99 triệu đồng. Theo HP, tại thị trường trong nước, mẫu laptop siêu mỏng này có tên mã đầy đủ là HP Spectre 13-v020TU.
HP Spectre dù mảnh mai nhưng vẫn sở hữu cấu hình phần cứng mạnh – thừa sức cho nhu cầu làm việc đa nhiệm cũng như giải trí đa phương tiện. Cụ thể, HP Spectre trang bị màn hình IPS 13,3 inch độ phân giải Full HD, bộ xử lý Intel Core i7-6500U (thế hệ thứ 6, tên mã Skylake), RAM 8GB, SSD giao tiếp PCIe siêu tốc dung lượng 256GB, webcam, micro tích hợp, Wi-Fi 802.11ac, Bluetooth 4.2 và cũng được cài đặt sẵn Windows 10 Home bản quyền.
Tựa như những dòng sản phẩm cao cấp khác, HP Spectre cũng được trang bị loa âm thanh hàng hiệu từ Đan Mạch (Bang & Olufsen) hứa hẹn mang đến những trải nghiệm âm thanh “chất” hơn. Máy cũng hỗ trợ bàn phím đèn nền LED, giao tiếp USB Type-C (Thunderbolt) và màn hình được gia cố bằng lớp kính cường lực Gorilla từ Corning giúp bảo vệ bề mặt hiển thị khỏi những trầy xước trong quá trình sử dụng.
HP bảo đảm chiếc laptop siêu mỏng nhẹ này có thể cho thời lượng dùng pin hơn 8 giờ. Hãy cùng PC World Vietnam điểm qua những hình ảnh chi tiết chiếc HP Spectre ngay sau đây:
HP Spectre có kích thước 325x229,4x10,4mm, cân nặng 1,11kg. |
HP Spectre cũng trang bị đèn nền LED cho bàn phím. |
HP Spectre còn mỏng và nhẹ hơn cả chiếc Envy 13 2015 từng giới thiệu. |
Vì ngoại hình mảnh mai nên toàn bộ cổng giao tiếp đều tập trung ở phía sau màn hình. |
Theo HP, phần khớp xoay bản lề màn hình của Spectre được trợ lực bởi các piston nên có thể giúp người dùng chỉ cần nhích nhẹ tay để mở trong khi vẫn giữ vững khung hình khi khi chuyển máy. |
Thiết kế loa đối xứng qua bàn phím với các lỗ thoát âm điệu đà. |
Quên đi thẻ chip, ví di động sẽ lên ngôi
Thẻ chip được xem là phương thức thanh toán điện tử tiện lợi và an toàn
nhưng sắp sửa sẽ phải nhường bước trước Apple Pay và các ví di động
khác.
Lợi – hại của thẻ chip
Việc sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán đã trở nên phổ biến trên thế giới, và thẻ chip ngày càng được triển khai rộng rãi do tính bảo mật cao hơn so với thẻ từ rất dễ bị làm giả. Để chống lại các giao dịch gian lận, ngành công nghiệp bán lẻ tại nhiều nước đang chuyển việc thanh toán từ thẻ từ sang loại thẻ tích hợp chip điện tử (thực chất là một máy tính siêu nhỏ), thường gọi là thẻ chip. Công nghệ chip, được biết đến dưới cái tên EMV (với sự phối hợp của các tổ chức Europay, MasterCard và Visa) đã áp dụng ở châu Âu nhiều năm qua. Ở Việt Nam, phổ biến vẫn là thẻ từ, nhưng trong bối cảnh gia tăng gian lận thẻ, các ngân hàng trong nước cũng đang rục rịch đua nhau phát hành thẻ chip để thay thế cho thẻ từ.
Phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng dưới dạng thẻ chip dù vậy lại có những phiền phức nhất định.
Với loại thẻ từ, nhân viên phục vụ trong nhà hàng nhận thẻ rồi quẹt qua đầu đọc, chờ vài giây, lấy hóa đơn in ra đưa cho khách hàng là xong, cảm giác rất nhanh. Nhưng với thẻ chip, thay vì quẹt là nhét thẻ vào đầu đọc và không được rút thẻ ra ngay mà phải chờ khoảng 10 giây để giao dịch thanh toán hoàn tất. Gặp thời điểm nhiều người thanh toán cùng lúc, cảm giác chờ đợi để lấy từng thẻ đôi khi gây ức chế cho cả nhân viên và khách hàng.
Đã có những trường hợp khách hàng vội bỏ đi trong khi nhân viên đang nhét thẻ của họ vào thiết bị thanh toán và chờ giao dịch hoàn tất. Đó hẳn là trải nghiệm khó chịu cho cả hai bên.
Tại Mỹ, từ tháng 10 năm ngoái ngành ngân hàng bắt đầu đẩy trách nhiệm pháp lý sang giới bán hàng khi có sự gian lận trong thanh toán bằng thẻ tín dụng giả. Điều đó có nghĩa là giờ đây nếu một tên tội phạm dùng thẻ tín dụng giả để thanh toán trong một cửa hàng, chủ cửa hàng phải chịu tổn thất. Sự thay đổi này buộc nhiều nhà bán lẻ phải nâng cấp thiết bị thanh toán của họ để đọc thẻ chip, đảm bảo an ninh thông tin hơn so với thẻ từ. Tới cuối năm nay, khoảng 80% số thẻ tín dụng tại Mỹ sẽ là thẻ chip, theo một báo cáo mới nhất từ công ty chống gian lận Iovation và hãng nghiên cứu Aite Group.
Ví di động tiện dùng, giao dịch nhanh
Phương thức thanh toán di động có thể thực hiện nhanh hơn thế. Một số đại gia công nghệ, như Apple, Google và Samsung Electronics đã tung ra các hệ thống ví di động (Mobile Wallet) trong hai năm qua, dù chúng vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Tại Mỹ, thanh toán bằng điện thoại trong các cửa hàng mới chỉ đạt 0,2% toàn bộ thanh toán trong năm vừa qua, theo kết quả khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường eMarketer.
Trái ngược với những gì CEO Apple Tim Cook hùng hồn tuyên bố khi ra mắt giải pháp thanh toán Apple Pay, ví di động sẽ cần thời gian để chinh phục người tiêu dùng, theo Conroy, giám đốc nghiên cứu tại Aite Group.
Conroy cho biết, ông đã dùng thử thẻ chip và các dịch vụ thanh toán di động ở 3 cửa hàng khác nhau thuộc chuỗi cửa hàng bán lẻ Walgreens, BevMo và Nancy Boy, một cửa hàng nhỏ bán phụ kiện làm đẹp ở San Francisco, Mỹ. Tại mỗi nơi, ông đều thực hiện thanh toán theo cả hai phương thức, bằng thẻ chip và chạm (điện thoại) để trả tiền. Theo dõi thời gian mỗi giao dịch được chấp thuận và bắt đầu in hóa đơn, ông cho biết kết quả có khác nhau đôi chút, nhưng các ví di động nhìn chung nhanh hơn hẳn so với thẻ chip.
Tại cửa hàng Walgreens, sau khi ông nhét thẻ chip, giao dịch mất khoảng 8 giây trước khi hóa đơn bắt đầu được in; Apple Pay và Samsung Pay cần 3 giây, còn dịch vụ Android Pay của Google thì tốn 7 giây. Tại BevMo, giao dịch thanh toán bằng thẻ chip tốn 10 giây; Samsung Pay cần 4 giây, Android Pay và Apple Pay đều tốn 5 giây. Tại cửa hàng Nancy Boy, thẻ chip cần 8 giây, và cả 3 dịch vụ thanh toán di động đều diễn ra chỉ với 2,4 giây.
Điều gì đã khiến việc thanh toán bằng thẻ chip mất thời gian? Khi bạn nhét thẻ vào đầu đọc nối với thiết bị thanh toán, chip sinh ra mã chỉ dùng một lần và gửi nó tới ngân hàng phát hành thẻ qua mạng. Ngân hàng xác thực mã và gửi xác nhận trở lại thiết bị thanh toán. Với các ví di động, về cơ bản cũng tương tự như vậy, chúng tạo ra những ký hiệu (token) dùng một lần và gửi tới ngân hàng để được chấp thuận.
Stephanie Ericksen, giám đốc tại Visa, người chuyên nghiên cứu các giải pháp bảo mật cho các công nghệ thanh toán mới, cho biết sự chậm trễ của chip chủ yếu là do vấn đề cảm nhận. Thực tế, thời gian giao dịch phía sau thanh toán di động và thẻ chip là như nhau.
Nhưng với chip, hầu hết thiết bị thanh toán đầu cuối tại cửa hàng yêu cầu bạn nhét và để thẻ chip trong đầu đọc cho đến khi giao dịch hoàn tất và chờ cho màn hình thông báo mới lấy thẻ ra. Với phương thức thanh toán di động, bạn chạm (hoặc để sát) điện thoại vào thiết bị thanh toán, không có màn hình phụ báo cho bạn biết bỏ điện thoại ra, điều đó giải thích tại sao giao dịch diễn ra nhanh hơn.
Visa sắp tới sẽ khắc phục cảm nhận giao dịch chậm bằng loại chip nhanh (Quick Chip). Về cơ bản, đây là chip sẽ được nâng cấp phần mềm mà cho phép thiết bị thanh toán hướng dẫn khách hàng nhét thẻ và lấy ra ngay.
Ví di động cho cảm giác giao dịch thanh toán nhanh hơn, thuận tiện hơn và ít gây lúng túng hơn cho người sử dụng so với việc dùng thẻ chip, do vậy bạn nên sử dụng ví di động bất cứ khi nào có thể. Tuy nhiên hiện tại còn ít nơi chấp thuận phương thức thanh toán điện tử tiên tiến này.
Để biết một cửa
hàng có chấp nhận ví di động hay không, bạn hãy để ý xem có thấy logo
Apple Pay hay Android Pay trên máy tính tiền ở quầy thanh toán, hoặc
biểu tượng bàn tay cầm thẻ đặt trước chỉ dấu không dây thể hiện ở đây hỗ
trợ thanh toán không tiếp xúc.
Việc sử dụng các ví di động đều tuân theo qui trình như nhau: bạn dùng điện thoại, nhập mật khẩu hoặc mở máy bằng dấu vân tay và chạm điện thoại vào thiết bị thanh toán đầu cuối. Nhưng mỗi giải pháp có những ưu nhược điểm riêng.
Dịch vụ Samsung Pay đã được chấp thuận rộng rãi vì sử dụng giao dịch theo cơ chế bảo mật từ tính. Ví di động của Samsung sử dụng công nghệ phát tín hiệu từ tính tương tự dải từ tính trên thẻ từ, nghĩa là nó có thể được sử dụng trên hầu hết các đầu đọc thẻ tín dụng. Samsung Pay cũng hỗ trợ phương thức thanh toán không dây NFC, là một công nghệ không dây mà cho phép các thiết bị trao đổi thông tin khi đặt sát nhau.
Apple Pay và Android Pay có thể thực hiện thanh toán qua các thiết bị đầu cuối tích hợp NFC hay bằng ứng dụng hỗ trợ chúng, kiểu như Uber chẳng hạn.
Apple Pay được nhiều ngân hàng hỗ trợ hơn so với các ví di động Samsung và Android. Lợi thế của Android Pay là nó được hỗ trợ bởi rất nhiều thiết bị. Android Pay có thể chạy trên hầu hết các điện thoại Android có hỗ trợ NFC, trong khi đó Samsung Pay chỉ có thể được cài trên điện thoại Samsung và Apple Pay chỉ chạy trên iPhone và Apple Watch.
Samsung cho biết Samsung Pay được hầu hết các dịch vụ thanh toán di động chấp nhận và ví điện tử này hạn chế đáng kể sự gian lận. Giám đốc cấp cao Android Pay của Google, Pali Bhat, thì tự tin cho rằng Android Pay sẽ có mặt khắp nơi với ưu thế đông đảo của đội quân Android. Trong khi đó, Jennifer Bailey, phó chủ tịch phụ trách Apple Pay của Apple tự hào về sự tiện lợi và tốc độ của việc thanh toán bằng iPhone hay Apple Watch.
So sánh Apple Pay, Android Pay và Samsung Pay
Công nghệ thanh toán điện tử chuyển biến mạnh trong hai năm qua, với sự ra mắt của các ví di động của Apple, Samsung Electronics và Google. Về phía các nhà bán hàng, để chống gian lận, đã và đang phải chuyển sang trang bị hỗ trợ thanh toán thẻ chip thay vì thẻ từ.
Nhìn chung, ví di động tiện lợi hơn thẻ chip. Và mặc dù các ví di động về cơ bản hoạt động như nhau, nhưng mỗi giải pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là những khác nhau cơ bản giữa các ví di động, và những nơi mà chúng được chấp nhận.
Xem tiếp...
Lợi – hại của thẻ chip
Việc sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán đã trở nên phổ biến trên thế giới, và thẻ chip ngày càng được triển khai rộng rãi do tính bảo mật cao hơn so với thẻ từ rất dễ bị làm giả. Để chống lại các giao dịch gian lận, ngành công nghiệp bán lẻ tại nhiều nước đang chuyển việc thanh toán từ thẻ từ sang loại thẻ tích hợp chip điện tử (thực chất là một máy tính siêu nhỏ), thường gọi là thẻ chip. Công nghệ chip, được biết đến dưới cái tên EMV (với sự phối hợp của các tổ chức Europay, MasterCard và Visa) đã áp dụng ở châu Âu nhiều năm qua. Ở Việt Nam, phổ biến vẫn là thẻ từ, nhưng trong bối cảnh gia tăng gian lận thẻ, các ngân hàng trong nước cũng đang rục rịch đua nhau phát hành thẻ chip để thay thế cho thẻ từ.
Phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng dưới dạng thẻ chip dù vậy lại có những phiền phức nhất định.
Với loại thẻ từ, nhân viên phục vụ trong nhà hàng nhận thẻ rồi quẹt qua đầu đọc, chờ vài giây, lấy hóa đơn in ra đưa cho khách hàng là xong, cảm giác rất nhanh. Nhưng với thẻ chip, thay vì quẹt là nhét thẻ vào đầu đọc và không được rút thẻ ra ngay mà phải chờ khoảng 10 giây để giao dịch thanh toán hoàn tất. Gặp thời điểm nhiều người thanh toán cùng lúc, cảm giác chờ đợi để lấy từng thẻ đôi khi gây ức chế cho cả nhân viên và khách hàng.
Đã có những trường hợp khách hàng vội bỏ đi trong khi nhân viên đang nhét thẻ của họ vào thiết bị thanh toán và chờ giao dịch hoàn tất. Đó hẳn là trải nghiệm khó chịu cho cả hai bên.
Tại Mỹ, từ tháng 10 năm ngoái ngành ngân hàng bắt đầu đẩy trách nhiệm pháp lý sang giới bán hàng khi có sự gian lận trong thanh toán bằng thẻ tín dụng giả. Điều đó có nghĩa là giờ đây nếu một tên tội phạm dùng thẻ tín dụng giả để thanh toán trong một cửa hàng, chủ cửa hàng phải chịu tổn thất. Sự thay đổi này buộc nhiều nhà bán lẻ phải nâng cấp thiết bị thanh toán của họ để đọc thẻ chip, đảm bảo an ninh thông tin hơn so với thẻ từ. Tới cuối năm nay, khoảng 80% số thẻ tín dụng tại Mỹ sẽ là thẻ chip, theo một báo cáo mới nhất từ công ty chống gian lận Iovation và hãng nghiên cứu Aite Group.
CEO Apple Tim Cook giới thiệu hệ thống thanh toán di động Apple Pay. |
Phương thức thanh toán di động có thể thực hiện nhanh hơn thế. Một số đại gia công nghệ, như Apple, Google và Samsung Electronics đã tung ra các hệ thống ví di động (Mobile Wallet) trong hai năm qua, dù chúng vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Tại Mỹ, thanh toán bằng điện thoại trong các cửa hàng mới chỉ đạt 0,2% toàn bộ thanh toán trong năm vừa qua, theo kết quả khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường eMarketer.
Trái ngược với những gì CEO Apple Tim Cook hùng hồn tuyên bố khi ra mắt giải pháp thanh toán Apple Pay, ví di động sẽ cần thời gian để chinh phục người tiêu dùng, theo Conroy, giám đốc nghiên cứu tại Aite Group.
Conroy cho biết, ông đã dùng thử thẻ chip và các dịch vụ thanh toán di động ở 3 cửa hàng khác nhau thuộc chuỗi cửa hàng bán lẻ Walgreens, BevMo và Nancy Boy, một cửa hàng nhỏ bán phụ kiện làm đẹp ở San Francisco, Mỹ. Tại mỗi nơi, ông đều thực hiện thanh toán theo cả hai phương thức, bằng thẻ chip và chạm (điện thoại) để trả tiền. Theo dõi thời gian mỗi giao dịch được chấp thuận và bắt đầu in hóa đơn, ông cho biết kết quả có khác nhau đôi chút, nhưng các ví di động nhìn chung nhanh hơn hẳn so với thẻ chip.
Tại cửa hàng Walgreens, sau khi ông nhét thẻ chip, giao dịch mất khoảng 8 giây trước khi hóa đơn bắt đầu được in; Apple Pay và Samsung Pay cần 3 giây, còn dịch vụ Android Pay của Google thì tốn 7 giây. Tại BevMo, giao dịch thanh toán bằng thẻ chip tốn 10 giây; Samsung Pay cần 4 giây, Android Pay và Apple Pay đều tốn 5 giây. Tại cửa hàng Nancy Boy, thẻ chip cần 8 giây, và cả 3 dịch vụ thanh toán di động đều diễn ra chỉ với 2,4 giây.
Điều gì đã khiến việc thanh toán bằng thẻ chip mất thời gian? Khi bạn nhét thẻ vào đầu đọc nối với thiết bị thanh toán, chip sinh ra mã chỉ dùng một lần và gửi nó tới ngân hàng phát hành thẻ qua mạng. Ngân hàng xác thực mã và gửi xác nhận trở lại thiết bị thanh toán. Với các ví di động, về cơ bản cũng tương tự như vậy, chúng tạo ra những ký hiệu (token) dùng một lần và gửi tới ngân hàng để được chấp thuận.
Stephanie Ericksen, giám đốc tại Visa, người chuyên nghiên cứu các giải pháp bảo mật cho các công nghệ thanh toán mới, cho biết sự chậm trễ của chip chủ yếu là do vấn đề cảm nhận. Thực tế, thời gian giao dịch phía sau thanh toán di động và thẻ chip là như nhau.
Nhưng với chip, hầu hết thiết bị thanh toán đầu cuối tại cửa hàng yêu cầu bạn nhét và để thẻ chip trong đầu đọc cho đến khi giao dịch hoàn tất và chờ cho màn hình thông báo mới lấy thẻ ra. Với phương thức thanh toán di động, bạn chạm (hoặc để sát) điện thoại vào thiết bị thanh toán, không có màn hình phụ báo cho bạn biết bỏ điện thoại ra, điều đó giải thích tại sao giao dịch diễn ra nhanh hơn.
Visa sắp tới sẽ khắc phục cảm nhận giao dịch chậm bằng loại chip nhanh (Quick Chip). Về cơ bản, đây là chip sẽ được nâng cấp phần mềm mà cho phép thiết bị thanh toán hướng dẫn khách hàng nhét thẻ và lấy ra ngay.
Ví di động cho cảm giác giao dịch thanh toán nhanh hơn, thuận tiện hơn và ít gây lúng túng hơn cho người sử dụng so với việc dùng thẻ chip, do vậy bạn nên sử dụng ví di động bất cứ khi nào có thể. Tuy nhiên hiện tại còn ít nơi chấp thuận phương thức thanh toán điện tử tiên tiến này.
Thẻ chip thời gian đầu có thể gây phiền hà cho người dùng. Với hầu hết giao dịch thẻ chip, bạn phải nhét thẻ thanh toán vào khe của đầu đọc thẻ, cung cấp mã PIN (nếu được yêu cầu), rồi chờ cho giao dịch được chấp thuận mới lấy thẻ ra. |
Việc sử dụng các ví di động đều tuân theo qui trình như nhau: bạn dùng điện thoại, nhập mật khẩu hoặc mở máy bằng dấu vân tay và chạm điện thoại vào thiết bị thanh toán đầu cuối. Nhưng mỗi giải pháp có những ưu nhược điểm riêng.
Dịch vụ Samsung Pay đã được chấp thuận rộng rãi vì sử dụng giao dịch theo cơ chế bảo mật từ tính. Ví di động của Samsung sử dụng công nghệ phát tín hiệu từ tính tương tự dải từ tính trên thẻ từ, nghĩa là nó có thể được sử dụng trên hầu hết các đầu đọc thẻ tín dụng. Samsung Pay cũng hỗ trợ phương thức thanh toán không dây NFC, là một công nghệ không dây mà cho phép các thiết bị trao đổi thông tin khi đặt sát nhau.
Apple Pay và Android Pay có thể thực hiện thanh toán qua các thiết bị đầu cuối tích hợp NFC hay bằng ứng dụng hỗ trợ chúng, kiểu như Uber chẳng hạn.
Apple Pay được nhiều ngân hàng hỗ trợ hơn so với các ví di động Samsung và Android. Lợi thế của Android Pay là nó được hỗ trợ bởi rất nhiều thiết bị. Android Pay có thể chạy trên hầu hết các điện thoại Android có hỗ trợ NFC, trong khi đó Samsung Pay chỉ có thể được cài trên điện thoại Samsung và Apple Pay chỉ chạy trên iPhone và Apple Watch.
Samsung cho biết Samsung Pay được hầu hết các dịch vụ thanh toán di động chấp nhận và ví điện tử này hạn chế đáng kể sự gian lận. Giám đốc cấp cao Android Pay của Google, Pali Bhat, thì tự tin cho rằng Android Pay sẽ có mặt khắp nơi với ưu thế đông đảo của đội quân Android. Trong khi đó, Jennifer Bailey, phó chủ tịch phụ trách Apple Pay của Apple tự hào về sự tiện lợi và tốc độ của việc thanh toán bằng iPhone hay Apple Watch.
So sánh Apple Pay, Android Pay và Samsung Pay
Công nghệ thanh toán điện tử chuyển biến mạnh trong hai năm qua, với sự ra mắt của các ví di động của Apple, Samsung Electronics và Google. Về phía các nhà bán hàng, để chống gian lận, đã và đang phải chuyển sang trang bị hỗ trợ thanh toán thẻ chip thay vì thẻ từ.
Nhìn chung, ví di động tiện lợi hơn thẻ chip. Và mặc dù các ví di động về cơ bản hoạt động như nhau, nhưng mỗi giải pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là những khác nhau cơ bản giữa các ví di động, và những nơi mà chúng được chấp nhận.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)