CÔNG TY TNHH TIN HỌC HOÀNG MINH PHÁT !
ĐỒNG HÀNH CÙNG THỜI ĐẠI SỐ !
TẬN TÂM ! UY TÍN !CHUYÊN NGHIỆP!
Liên hệ :
Địa chỉ :50b tổ 2,kp 10, Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai
Yahoo: Hoangminhcomputer88
Phone: 01252809349 HOẶC 0945304439 !
Tại : Biên Hòa - Đồng Nai !
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016
Đánh giá ổ SSD gắn ngoài SanDisk Extreme 900 480GB
Tuy được trang bị USB Type-C nhưng theo Test Lab thì tốc độ thiết bị
đạt được khi đo qua chuẩn mới này chưa thực sự thuyết phục, không chênh
lệch nhiều so với USB 3.0 trước đây.
Extreme 900 Portable SSD của SanDisk là mẫu ổ lưu trữ thể rắn gắn ngoài được giới thiệu lần đầu tiên tại Computex 2015 với lời quảng cáo "trên mây" là sở hữu tốc độ truyền tải nhanh gấp 9 lần ổ cứng gắn ngoài thông thường.
Theo đại diện SanDisk, ổ SSD Extreme 900 mang lại hiệu suất cải thiện đáng kể cho người dùng có nhu cầu lưu trữ hay sao chép nội dung giải trí đa phương tiện hoặc biên tập phim độ phân giải 4K, xử lý hình ảnh chất lượng cao vốn có dung lượng lớn.
Theo nhận xét của Test Lab,
SanDisk Extreme 900 có kích thước tương đương với ổ đĩa cứng gắn ngoài
chuẩn 2,5 inch thông thường. Thiết bị hơi dày và nặng so với hầu hết ổ
SSD gắn ngoài từng thử nghiệm tại Test Lab. Vỏ ngoài tông đen kết hợp
xám cùng đường chỉ viền kim loại khá sang trọng, các cạnh bên bằng cao
su bề mặt nhám nhưng vẫn có thể dễ dàng trượt vào túi. Theo công bố của
hãng sản xuất, lớp vỏ này có khả năng chống sốc và chống va đập khá
hiệu quả.
Điểm nổi bật của Extreme 900 là được trang bị cổng USB Type-C ở cạnh dưới. SanDisk cung cấp kèm cả loại cáp USB hai đầu Type-C lẫn cáp chuyển đổi USB 3.0 thành Type-C, do đó khá thích hợp cho người dùng sử dụng máy tính cũ trang bị cổng USB 3.0 hay cả người dùng sở hữu laptop mới có cổng USB Type-C có thể sao chép dữ liệu một cách dễ dàng.
Do được thiết kế cả hai mặt đầu cắm đều giống nhau và cho phép kết nối hai chiều (reversible plug orientation) nên về cơ bản người dùng thiết bị USB Type-C sẽ không cần phải lo lắng về việc cắm ngược đầu. Đây được xem như là một điểm nổi trội của chuẩn USB Type-C so với các thế hệ USB trước đây.
Mặc
định, ổ SSD Sandisk Extreme 900 được cung cấp ở định dạng hệ thống tập
tin exFAT, nhờ vậy thiết bị có thể hoạt động được với cả máy tính Mac
lẫn Windows. Thử nghiệm đo tốc độ của thiết bị ở định dạng mặc định này, Test Lab nhận thấy kết quả không khác nhiều so với khi chuyển sang định dạng NTFS thông thường.
Về lý thuyết, chuẩn USB Type-C có tốc độ truyền lên đến 10Gb/giây, gấp đôi so với khả năng 5Gb/giây của chuẩn USB 3.0 vốn đang phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thử nghiệm trên laptop Asus VivoBook Flip TP301UA có trang bị cổng USB 3.0 và cổng USB Type-C, ổ SSD SanDisk Extreme 900 phiên bản 480GB cho kết quả truy xuất dữ liệu qua cổng USB Type-C thực sự chưa được như kỳ vọng.
Kết quả đo thực tế tại Test Lab
cho thấy sản phẩm SanDisk Extreme 900 có tốc độ truy xuất qua cổng USB
Type-C chỉ nhỉnh hơn chút ít so với khi đo qua cổng USB 3.0. Cụ thể, tốc
độ đọc và ghi của thiết bị khi đo qua cổng USB 3.0 bằng phần mềm ATTO
lần lượt đạt mức 438MB/giây và 440MB/giây. Thử nghiệm tương tự với cổng
USB Type-C thì tốc độ tương ứng là 440MB/giây và 440MB/giây. Kết quả này
cũng chưa thực sự tương đồng so với mốc 850MB/giây mà SanDisk công bố
trên trang web của hãng.
Bên cạnh đó, để đánh giá độ ổn định trong quá trình truy xuất dữ liệu của ổ SanDisk Extreme 900, Test Lab sử dụng phần mềm HD Tune Pro. Trong tất cả các thao tác đọc/ghi qua cổng USB 3.0 và USB Type-C, đường biểu diễn vẫn chưa thật sự ổn định, còn bị răng cưa nhiều nhưng chênh lệch giữa tốc độ thấp nhất và tốc độ cao nhất không lớn lắm.
Nhằm
cung cấp tính an toàn dữ liệu cho người dùng, Extreme 900 còn được cài
đặt sẵn phần mềm bảo mật SanDisk Secure Access giúp bảo vệ dữ liệu lưu
trữ trong ổ đĩa theo chuẩn mã hóa AES 128-bit. Thử dùng qua phần mềm
này, Test Lab có thể thiết lập bảo vệ dữ liệu lưu trong ổ Extreme 900
bằng mật khẩu an toàn. Tuy nhiên hãy nhớ là khi kích hoạt chế độ bảo vệ
và nếu lỡ quên mật khẩu thì bạn sẽ vĩnh viễn mất quyền truy cập vào dữ
liệu của mình.
Theo SanDisk, dòng ổ SSD Extreme 900 hiện có 3 tùy chọn mức dung lượng lưu trữ 480GB, 960GB và lên đến 1,92TB, giá bán tại thị trường Việt Nam lần lượt là 10 triệu đồng, 16 triệu đồng và 26 triệu đồng.
Nhìn chung, mặc dù công nghệ USB Type-C hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do các hãng sản xuất máy tính, smartphone và tablet chưa dùng phổ biến trên các sản phẩm của họ. Tuy nhiên, sự ra đời của những sản phẩm như ổ SSD SanDisk Extreme 900 trang bị cổng USB chuẩn Type-C được xem như là một bước đi đón đầu công nghệ USB tốc độ siêu cao.
Xem tiếp...
Extreme 900 Portable SSD của SanDisk là mẫu ổ lưu trữ thể rắn gắn ngoài được giới thiệu lần đầu tiên tại Computex 2015 với lời quảng cáo "trên mây" là sở hữu tốc độ truyền tải nhanh gấp 9 lần ổ cứng gắn ngoài thông thường.
Theo đại diện SanDisk, ổ SSD Extreme 900 mang lại hiệu suất cải thiện đáng kể cho người dùng có nhu cầu lưu trữ hay sao chép nội dung giải trí đa phương tiện hoặc biên tập phim độ phân giải 4K, xử lý hình ảnh chất lượng cao vốn có dung lượng lớn.
Ổ SSD di động SanDisk Extreme 900 Portable SSD. |
Điểm nổi bật của Extreme 900 là được trang bị cổng USB Type-C ở cạnh dưới. SanDisk cung cấp kèm cả loại cáp USB hai đầu Type-C lẫn cáp chuyển đổi USB 3.0 thành Type-C, do đó khá thích hợp cho người dùng sử dụng máy tính cũ trang bị cổng USB 3.0 hay cả người dùng sở hữu laptop mới có cổng USB Type-C có thể sao chép dữ liệu một cách dễ dàng.
Do được thiết kế cả hai mặt đầu cắm đều giống nhau và cho phép kết nối hai chiều (reversible plug orientation) nên về cơ bản người dùng thiết bị USB Type-C sẽ không cần phải lo lắng về việc cắm ngược đầu. Đây được xem như là một điểm nổi trội của chuẩn USB Type-C so với các thế hệ USB trước đây.
SanDisk Extreme 900 có kích thước tương đương với ổ đĩa cứng gắn ngoài chuẩn 2,5 inch thông thường. |
Thiết bị chỉ trang bị duy nhất cổng USB Type-C nhưng được cung cấp kèm cáp USB 3.0 lẫn cáp USB Type-C. |
Về lý thuyết, chuẩn USB Type-C có tốc độ truyền lên đến 10Gb/giây, gấp đôi so với khả năng 5Gb/giây của chuẩn USB 3.0 vốn đang phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thử nghiệm trên laptop Asus VivoBook Flip TP301UA có trang bị cổng USB 3.0 và cổng USB Type-C, ổ SSD SanDisk Extreme 900 phiên bản 480GB cho kết quả truy xuất dữ liệu qua cổng USB Type-C thực sự chưa được như kỳ vọng.
So sánh tốc độ đọc ghi giữa cổng USB 3.0 và USB Type-C của ổ SSD SanDisk Extreme 900. |
Bên cạnh đó, để đánh giá độ ổn định trong quá trình truy xuất dữ liệu của ổ SanDisk Extreme 900, Test Lab sử dụng phần mềm HD Tune Pro. Trong tất cả các thao tác đọc/ghi qua cổng USB 3.0 và USB Type-C, đường biểu diễn vẫn chưa thật sự ổn định, còn bị răng cưa nhiều nhưng chênh lệch giữa tốc độ thấp nhất và tốc độ cao nhất không lớn lắm.
Giao diện phần mềm SanDisk Secure Access trên máy tính Windows. |
Theo SanDisk, dòng ổ SSD Extreme 900 hiện có 3 tùy chọn mức dung lượng lưu trữ 480GB, 960GB và lên đến 1,92TB, giá bán tại thị trường Việt Nam lần lượt là 10 triệu đồng, 16 triệu đồng và 26 triệu đồng.
Nhìn chung, mặc dù công nghệ USB Type-C hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do các hãng sản xuất máy tính, smartphone và tablet chưa dùng phổ biến trên các sản phẩm của họ. Tuy nhiên, sự ra đời của những sản phẩm như ổ SSD SanDisk Extreme 900 trang bị cổng USB chuẩn Type-C được xem như là một bước đi đón đầu công nghệ USB tốc độ siêu cao.
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016
10 tính năng nên sử dụng của router không dây
Khi thiết lập mạng không dây trong gia đình hay văn phòng, bạn nên sử
dụng những tính năng hữu ích sau đây vốn được tích hợp sẵn trong router
nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu.
1. Mã hóa (Encryption)
Bạn có biết mạng Wi-Fi của mình đã được mã hóa hay chưa? Nếu có thì thiết bị đang sử dụng chuẩn mã hóa nào? Làm cách nào để bảo mật tốt hơn?
Về cơ bản, bảo mật mạng không dây là tính năng quan trọng và phổ biến nhất trong router hiện nay. Tính năng này giúp ngăn chặn người khác truy cập vào mạng không dây của mình nếu không có mật khẩu, đồng thời cũng thiết lập mã hóa dữ liệu truyền đi giữa các máy tính hoặc thiết bị trong mạng.
Thông
thường, khi thiết lập tính năng bảo mật cho router không dây thì bạn sẽ
được cung cấp các lựa chọn chuẩn như WEP, WPA hay WPA2. Vài năm trước,
Wired Equivalent Privacy (WEP) là tiêu chuẩn bảo mật của mạng không dây.
Nhưng dần dần WEP đã dễ bị hack bởi nhiều công cụ có thể tìm thấy trên
Internet. Sau WEP là Wi-Fi Protected Access (WPA) cũng có khuyết điểm và
được thay thế bằng WPA2 hiện được xem là phương thức mã hóa tốt nhất.
2. Lọc địa chỉ MAC (MAC Address Filters)
Ngoài việc sử dụng các chế độ mã hóa kể trên, bạn có thể kết hợp thêm tính năng lọc địa chỉ MAC (MAC address filter) để kiểm soát việc truy cập vào mạng của các thiết bị. Đây vốn là tính năng mà hầu hết các router không dây hiện nay đều được trang bị. Bạn có thể cấm các thiết bị cụ thể kết nối vào mạng của mình bằng cách lọc địa chỉ MAC của chúng. Hoặc để bảo mật cao hơn, hãy tạo ra một danh sách chỉ những thiết bị được phép kết nối.
Mỗi thiết bị có thể kết nối với các hệ thống mạng nhờ được gán một định danh duy nhất, có dạng một dãy số hệ thập lục phân 12 chữ số được gọi là địa chỉ MAC. Địa chỉ này được mã hóa “cứng” trong chính thiết bị khi nó được sản xuất và không thể thay đổi.
Nhìn chung, đây là một cách tốt để duy trì kiểm soát hệ thống mạng nhưng bạn không nên lạm dụng nó. Chắc chắn là không ai muốn phải đăng nhập vào trang cấu hình router mỗi khi có bạn bè đến chơi để cho phép họ kết nối vào mạng Internet, chỉ vì bạn đã chặn tất cả các thiết bị không được chấp thuận.
3. Chuyển tiếp cổng (Port Forwarding)
Mỗi gói dữ liệu được gửi đi trong một hệ thống mạng thường tìm cách để đến ứng dụng chính xác thông qua một loạt các cổng (port). Router sử dụng các cổng để lọc thông tin thành các loại khác nhau, ví dụ trang web giao thức HTTP thường sử dụng cổng 80, email gửi đi trên giao thức SMTP sử dụng cổng 25,… Nhưng dù sử dụng cổng nào đi nữa thì phương thức truyền này sẽ đảm bảo rằng thông tin được gửi đến đúng thiết bị.
Có tổng cộng 65.536 cổng và vì lý do an ninh nên hầu hết chúng mặc định đều bị chặn. Nếu phần mềm hoặc dịch vụ sử dụng dải cổng phi tiêu chuẩn, router có thể không biết được thiết bị nào mà dữ liệu cần truyền đến.
Do đó, bạn cần phải sử dụng tính năng chuyển tiếp cổng (port forwarding) nếu gặp vấn đề trên. Tính năng này sẽ thông báo một cách rõ ràng cho router biết để trực tiếp mở một loạt cổng cho một thiết bị cụ thể kết nối vào mạng.
4. Quản lý chất lượng dịch vụ (Quality of Service)
Trong quá trình truy cập Internet, router phải đảm đương nhiệm vụ tải hàng trăm loại dữ liệu khác nhau như trang web, hình ảnh, âm thanh, video, tin nhắn, cập nhật phần mềm, game hay tập tin torrent,… Nếu muốn ưu tiên băng thông cho một dịch vụ cụ thể nào đó, một loại dữ liệu hoặc cho một máy tính nào đó trong mạng, bạn có thể sử dụng tính năng Quality of Service (QoS) trong router.
QoS, hay còn gọi là Quản lý chất lượng dịch vụ, là một trong những cách để tối ưu hóa hiệu suất hệ thống mạng của bạn. Khi băng thông hệ thống mạng đang bị chiếm dụng bởi nhiều ứng dụng và thiết bị, các ứng dụng cần nhiều băng thông - chẳng hạn như thoại video hoặc game trực tuyến - có thể gặp phải tình trạng hiệu suất giảm dần theo thời gian.
Với QoS, bạn có thể hướng dẫn router ưu tiên băng thông cho các ứng dụng cần thiết, lấy bớt tài nguyên từ các ứng dụng khác cần ít băng thông hoặc ít quan trọng hơn, chẳng hạn như thiết lập để các ứng dụng sao lưu đám mây chỉ chạy nền.
Một số router cung cấp tính năng Wi-Fi Multimedia (WMM), vốn là một loại đặc biệt của QoS. Khi được kích hoạt, nó sẽ tự động ưu tiên các dịch vụ dữ liệu giọng nói, âm thanh và video để cải thiện hiệu suất đa phương tiện.
5. Chọn kênh phát sóng (Channel)
Router không dây truyền dữ liệu trên một trong số nhiều “kênh” (channel) khác nhau. Nếu có nhiều router trong vùng lân cận và tất cả chúng đều đang được thiết lập để sử dụng cùng một kênh, tín hiệu sẽ có thể bị can nhiễu và ảnh hưởng đến hiệu suất trên các kênh.
Nhiều router đời mới hiện nay thường có tính năng tự động chọn kênh tốt nhất để truyền dữ liệu nhằm tránh những vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, nếu router của bạn không có tính năng này hoặc nếu bạn gặp phải tình trạng hiệu suất bị giảm so với ban đầu, hãy tự mình thử chuyển sang một kênh khác để xem có cải thiện vấn đề.
Ngoài ra, bạn có thể xác định kênh nào tốt nhất để sử dụng bằng các ứng dụng WiFi Analyzer cho Android, WiFiInfoView cho Windows, hoặc bằng cách sử dụng công cụ tích hợp Wireless Diagnostics trên OS X (giữ phím Alt và nhấn vào biểu tượng Wi-Fi để truy xuất).
6. Băng tần 5GHz
Nếu router của bạn thuộc loại đời mới hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 802.11ac thì thiết bị chắc chắn có hỗ trợ băng tần 5GHz, bên cạnh băng tần 2,4 GHz giống như các mẫu router cũ.
Mỗi băng tần đều có những ưu và khuyết điểm khi sử dụng, nhưng nhìn chung băng tần 5GHz ít bị can nhiễu, ổn định hơn và có thể truyền tốc độ nhanh hơn. Trong khi đó, băng tần 2,4GHz có phạm vi phủ sóng lớn hơn. Vì ít bị can nhiễu nên mạng băng tần 5GHz thích hợp hơn cho mạng gia đình vì một vài thiết bị điện tử gia dụng như lò vi sóng và camera giám sát trẻ em thường sử dụng băng tần 2,4GHz.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện chuyển đổi sang sử dụng mạng băng tần 5GHz, bạn nên biết rằng tất cả thiết bị kết nối hiện có trong nhà mình cũng sẽ cần phải hỗ trợ băng tần này. Một số router có thể sử dụng cả hai băng tần cùng một lúc, nhưng tốt nhất là nên cấu hình một băng tần duy nhất để tất cả thiết bị của bạn có thể làm việc hiệu quả.
7. Truy xuất tập tin chia sẻ (Shared File Access)
Nhiều router đời mới hiện nay đều đi kèm cổng USB ở phía sau (thậm chí bạn có thể không nhận thấy trên nhiều sản phẩm vì nó được giấu khá kín đáo) để chia sẻ tập tin trong mạng ngang hàng.
Khi gắn ổ lưu trữ flash USB hay ổ cứng gắn ngoài vào cổng USB trên router, bạn có thể truy cập nội dung trên đó từ bất kỳ máy tính nào trong mạng. Đây được xem là một giải pháp hiệu quả có thể hoạt động như một hệ thống lưu trữ mạng cơ bản.
Cách thức hoạt động của cổng USB chia sẻ dữ liệu sẽ khác nhau tùy theo bộ định tuyến. Một số model sẽ chỉ cho phép một máy tính truy cập vào ổ đĩa tại một thời điểm, trong khi những mẫu khác cung cấp các chức năng bổ sung như cho phép ổ đĩa làm việc như một máy chủ đa phương tiện, trong đó có cả khả năng truyền tải nội dung đến các thiết bị kết nối.
Cổng USB này trên router cũng có chức năng kết nối với các thiết bị USB khác, bao gồm cả máy in. Tuy nhiên, do nhiều máy in ngày nay thường tích hợp kết nối Wi-Fi, do đó tính năng này có thể ít được sử dụng.
8. Chế độ tài khoản khách (Guest Mode)
Một số router có tính năng Guest Mode dành riêng cho những ai sử dụng tạm thời trong khoảng thời gian ngắn. Đây là một giải pháp nhằm cung cấp khả năng truy cập nhanh chóng và bảo mật cho khách vãng lai, đồng thời cũng cho phép tạo ra một mạng riêng biệt cho một nhóm người dùng đặc biệt để họ không nằm cùng mạng với các người dùng thông thường khác.
Về mặt kỹ thuật, chế độ này cho phép kích hoạt một tín hiệu Wi-Fi thứ hai có tên mạng SSID và thiết lập bảo mật riêng. Người dùng khi kết nối vào mạng này chỉ có thể truy xuất mạng Internet và không thể làm gì khác. Bạn cũng có thể giới hạn số lượng người cùng lúc kết nối vào mạng này.
9. Quản lý trẻ em (Parental Control)
Cùng với chế độ Guest Mode, nhiều router thế hệ mới còn cung cấp tính năng Parental Control dành cho các phụ huynh quản lý việc truy cập Internet của trẻ em. Tính năng này có thể dùng để lọc nội dung, hạn chế giờ lên mạng cũng như quy định các trang web có thể được truy cập. Bạn thậm chí có thể ngắt truy cập Internet hoàn toàn theo một lịch trình định sẵn.
Parental
Control có thể làm việc trên cơ sở từng thiết bị, chẳng hạn như dựa vào
địa chỉ MAC của iPad hoặc laptop của trẻ, hoặc bằng cách tạo ra các tài
khoản “bỏ qua” những người lớn trong gia đình để họ có thể không bị ảnh
hưởng bởi các giới hạn kiểm soát và truy cập không hạn chế.
10. Ứng dụng quản lý di động (Mobile Management App)
Nhiều tính năng được liệt kê trên đây có thể được cấu hình thông qua trang điều khiển của router, thường được truy cập từ trình duyệt web trên máy tính. Tuy nhiên, nhằm mang lại tính tiện dụng cho người dùng di động, một vài model router hiện nay còn cho phép điều khiển thông qua các ứng dụng trên smartphone.
Nhiều hãng sản xuất như Linksys hay Netgear đều cung cấp ứng dụng chạy trên nền tảng iPhone và Android để cấu hình các sản phẩm router của họ. Với những ứng dụng này, bạn có thể quản lý tài khoản Guest hay cấu hình Parental Control một cách dễ dàng dàng hơn, bất kỳ lúc nào có thể mà không cần phải mở máy tính. Thậm chí, bạn cũng có thể thực hiện thao tác khởi động lại router nếu đường truyền Internet có vấn đề.
Xem tiếp...
1. Mã hóa (Encryption)
Bạn có biết mạng Wi-Fi của mình đã được mã hóa hay chưa? Nếu có thì thiết bị đang sử dụng chuẩn mã hóa nào? Làm cách nào để bảo mật tốt hơn?
Về cơ bản, bảo mật mạng không dây là tính năng quan trọng và phổ biến nhất trong router hiện nay. Tính năng này giúp ngăn chặn người khác truy cập vào mạng không dây của mình nếu không có mật khẩu, đồng thời cũng thiết lập mã hóa dữ liệu truyền đi giữa các máy tính hoặc thiết bị trong mạng.
WPA2 hiện được xem là phương thức mã hóa tốt hơn so với WPA và WEP. |
2. Lọc địa chỉ MAC (MAC Address Filters)
Ngoài việc sử dụng các chế độ mã hóa kể trên, bạn có thể kết hợp thêm tính năng lọc địa chỉ MAC (MAC address filter) để kiểm soát việc truy cập vào mạng của các thiết bị. Đây vốn là tính năng mà hầu hết các router không dây hiện nay đều được trang bị. Bạn có thể cấm các thiết bị cụ thể kết nối vào mạng của mình bằng cách lọc địa chỉ MAC của chúng. Hoặc để bảo mật cao hơn, hãy tạo ra một danh sách chỉ những thiết bị được phép kết nối.
Mỗi thiết bị có thể kết nối với các hệ thống mạng nhờ được gán một định danh duy nhất, có dạng một dãy số hệ thập lục phân 12 chữ số được gọi là địa chỉ MAC. Địa chỉ này được mã hóa “cứng” trong chính thiết bị khi nó được sản xuất và không thể thay đổi.
Nhìn chung, đây là một cách tốt để duy trì kiểm soát hệ thống mạng nhưng bạn không nên lạm dụng nó. Chắc chắn là không ai muốn phải đăng nhập vào trang cấu hình router mỗi khi có bạn bè đến chơi để cho phép họ kết nối vào mạng Internet, chỉ vì bạn đã chặn tất cả các thiết bị không được chấp thuận.
Chọn kênh phù hợp để giảm thiểu tình trạng nhiễu. |
Mỗi gói dữ liệu được gửi đi trong một hệ thống mạng thường tìm cách để đến ứng dụng chính xác thông qua một loạt các cổng (port). Router sử dụng các cổng để lọc thông tin thành các loại khác nhau, ví dụ trang web giao thức HTTP thường sử dụng cổng 80, email gửi đi trên giao thức SMTP sử dụng cổng 25,… Nhưng dù sử dụng cổng nào đi nữa thì phương thức truyền này sẽ đảm bảo rằng thông tin được gửi đến đúng thiết bị.
Có tổng cộng 65.536 cổng và vì lý do an ninh nên hầu hết chúng mặc định đều bị chặn. Nếu phần mềm hoặc dịch vụ sử dụng dải cổng phi tiêu chuẩn, router có thể không biết được thiết bị nào mà dữ liệu cần truyền đến.
Do đó, bạn cần phải sử dụng tính năng chuyển tiếp cổng (port forwarding) nếu gặp vấn đề trên. Tính năng này sẽ thông báo một cách rõ ràng cho router biết để trực tiếp mở một loạt cổng cho một thiết bị cụ thể kết nối vào mạng.
4. Quản lý chất lượng dịch vụ (Quality of Service)
Trong quá trình truy cập Internet, router phải đảm đương nhiệm vụ tải hàng trăm loại dữ liệu khác nhau như trang web, hình ảnh, âm thanh, video, tin nhắn, cập nhật phần mềm, game hay tập tin torrent,… Nếu muốn ưu tiên băng thông cho một dịch vụ cụ thể nào đó, một loại dữ liệu hoặc cho một máy tính nào đó trong mạng, bạn có thể sử dụng tính năng Quality of Service (QoS) trong router.
QoS, hay còn gọi là Quản lý chất lượng dịch vụ, là một trong những cách để tối ưu hóa hiệu suất hệ thống mạng của bạn. Khi băng thông hệ thống mạng đang bị chiếm dụng bởi nhiều ứng dụng và thiết bị, các ứng dụng cần nhiều băng thông - chẳng hạn như thoại video hoặc game trực tuyến - có thể gặp phải tình trạng hiệu suất giảm dần theo thời gian.
Với QoS, bạn có thể hướng dẫn router ưu tiên băng thông cho các ứng dụng cần thiết, lấy bớt tài nguyên từ các ứng dụng khác cần ít băng thông hoặc ít quan trọng hơn, chẳng hạn như thiết lập để các ứng dụng sao lưu đám mây chỉ chạy nền.
Một số router cung cấp tính năng Wi-Fi Multimedia (WMM), vốn là một loại đặc biệt của QoS. Khi được kích hoạt, nó sẽ tự động ưu tiên các dịch vụ dữ liệu giọng nói, âm thanh và video để cải thiện hiệu suất đa phương tiện.
5. Chọn kênh phát sóng (Channel)
Router không dây truyền dữ liệu trên một trong số nhiều “kênh” (channel) khác nhau. Nếu có nhiều router trong vùng lân cận và tất cả chúng đều đang được thiết lập để sử dụng cùng một kênh, tín hiệu sẽ có thể bị can nhiễu và ảnh hưởng đến hiệu suất trên các kênh.
Nhiều router đời mới hiện nay thường có tính năng tự động chọn kênh tốt nhất để truyền dữ liệu nhằm tránh những vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, nếu router của bạn không có tính năng này hoặc nếu bạn gặp phải tình trạng hiệu suất bị giảm so với ban đầu, hãy tự mình thử chuyển sang một kênh khác để xem có cải thiện vấn đề.
Ngoài ra, bạn có thể xác định kênh nào tốt nhất để sử dụng bằng các ứng dụng WiFi Analyzer cho Android, WiFiInfoView cho Windows, hoặc bằng cách sử dụng công cụ tích hợp Wireless Diagnostics trên OS X (giữ phím Alt và nhấn vào biểu tượng Wi-Fi để truy xuất).
6. Băng tần 5GHz
Nếu router của bạn thuộc loại đời mới hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 802.11ac thì thiết bị chắc chắn có hỗ trợ băng tần 5GHz, bên cạnh băng tần 2,4 GHz giống như các mẫu router cũ.
Mỗi băng tần đều có những ưu và khuyết điểm khi sử dụng, nhưng nhìn chung băng tần 5GHz ít bị can nhiễu, ổn định hơn và có thể truyền tốc độ nhanh hơn. Trong khi đó, băng tần 2,4GHz có phạm vi phủ sóng lớn hơn. Vì ít bị can nhiễu nên mạng băng tần 5GHz thích hợp hơn cho mạng gia đình vì một vài thiết bị điện tử gia dụng như lò vi sóng và camera giám sát trẻ em thường sử dụng băng tần 2,4GHz.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện chuyển đổi sang sử dụng mạng băng tần 5GHz, bạn nên biết rằng tất cả thiết bị kết nối hiện có trong nhà mình cũng sẽ cần phải hỗ trợ băng tần này. Một số router có thể sử dụng cả hai băng tần cùng một lúc, nhưng tốt nhất là nên cấu hình một băng tần duy nhất để tất cả thiết bị của bạn có thể làm việc hiệu quả.
7. Truy xuất tập tin chia sẻ (Shared File Access)
Nhiều router đời mới hiện nay đều đi kèm cổng USB ở phía sau (thậm chí bạn có thể không nhận thấy trên nhiều sản phẩm vì nó được giấu khá kín đáo) để chia sẻ tập tin trong mạng ngang hàng.
Khi gắn ổ lưu trữ flash USB hay ổ cứng gắn ngoài vào cổng USB trên router, bạn có thể truy cập nội dung trên đó từ bất kỳ máy tính nào trong mạng. Đây được xem là một giải pháp hiệu quả có thể hoạt động như một hệ thống lưu trữ mạng cơ bản.
Cách thức hoạt động của cổng USB chia sẻ dữ liệu sẽ khác nhau tùy theo bộ định tuyến. Một số model sẽ chỉ cho phép một máy tính truy cập vào ổ đĩa tại một thời điểm, trong khi những mẫu khác cung cấp các chức năng bổ sung như cho phép ổ đĩa làm việc như một máy chủ đa phương tiện, trong đó có cả khả năng truyền tải nội dung đến các thiết bị kết nối.
Cổng USB này trên router cũng có chức năng kết nối với các thiết bị USB khác, bao gồm cả máy in. Tuy nhiên, do nhiều máy in ngày nay thường tích hợp kết nối Wi-Fi, do đó tính năng này có thể ít được sử dụng.
8. Chế độ tài khoản khách (Guest Mode)
Một số router có tính năng Guest Mode dành riêng cho những ai sử dụng tạm thời trong khoảng thời gian ngắn. Đây là một giải pháp nhằm cung cấp khả năng truy cập nhanh chóng và bảo mật cho khách vãng lai, đồng thời cũng cho phép tạo ra một mạng riêng biệt cho một nhóm người dùng đặc biệt để họ không nằm cùng mạng với các người dùng thông thường khác.
Về mặt kỹ thuật, chế độ này cho phép kích hoạt một tín hiệu Wi-Fi thứ hai có tên mạng SSID và thiết lập bảo mật riêng. Người dùng khi kết nối vào mạng này chỉ có thể truy xuất mạng Internet và không thể làm gì khác. Bạn cũng có thể giới hạn số lượng người cùng lúc kết nối vào mạng này.
9. Quản lý trẻ em (Parental Control)
Cùng với chế độ Guest Mode, nhiều router thế hệ mới còn cung cấp tính năng Parental Control dành cho các phụ huynh quản lý việc truy cập Internet của trẻ em. Tính năng này có thể dùng để lọc nội dung, hạn chế giờ lên mạng cũng như quy định các trang web có thể được truy cập. Bạn thậm chí có thể ngắt truy cập Internet hoàn toàn theo một lịch trình định sẵn.
Tính năng Parental Control dành cho phụ huynh quản lý việc truy cập Internet của trẻ em. |
10. Ứng dụng quản lý di động (Mobile Management App)
Nhiều tính năng được liệt kê trên đây có thể được cấu hình thông qua trang điều khiển của router, thường được truy cập từ trình duyệt web trên máy tính. Tuy nhiên, nhằm mang lại tính tiện dụng cho người dùng di động, một vài model router hiện nay còn cho phép điều khiển thông qua các ứng dụng trên smartphone.
Nhiều hãng sản xuất như Linksys hay Netgear đều cung cấp ứng dụng chạy trên nền tảng iPhone và Android để cấu hình các sản phẩm router của họ. Với những ứng dụng này, bạn có thể quản lý tài khoản Guest hay cấu hình Parental Control một cách dễ dàng dàng hơn, bất kỳ lúc nào có thể mà không cần phải mở máy tính. Thậm chí, bạn cũng có thể thực hiện thao tác khởi động lại router nếu đường truyền Internet có vấn đề.
29 đơn vị liên thông hệ thống với Văn phòng Chính phủ
Tính đến ngày 3/5, đã có 29 bộ, ngành, địa phương liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ.
Trong đó, TP.HCM là đơn vị đầu tiên thực hiện việc liên thông này.
Thực hiện Kế hoạch của Văn phòng Chính phủ (VPCP), giai đoạn 1 từ ngày 25/3 - 30/4/2016 đã có 21 bộ, ngành, địa phương liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ.
Cụ thể, gồm 4 Bộ: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng và 17 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Tiền Giang, Hải Dương, Cà Mau, Long An, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Tháp, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Nam Định, Hà Giang, Bắc Ninh và Đắk Nông.
Như vậy, so với kế hoạch của VPCP, giai đoạn 1 còn 9 bộ, ngành, địa phương chưa liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với VPCP.
Liên thông phần mềm quản lý văn bản, cho phép gửi, nhận văn bản điện tử giữa VPCP và các bộ, UBND tỉnh, thành phố qua hệ thống Trục liên thông. Hệ thống cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa 2 cơ quan.
VPCP
sẽ tiếp tục thực hiện liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với 9
bộ, ngành, địa phương chưa liên thông của giai đoạn 1 và 42 bộ, ngành,
địa phương của giai đoạn 2 từ ngày 1/5 -30/5/2016.
Tính đến ngày 3/5, giai đoạn 2 đã có 7 tỉnh, thành phố liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với VPCP gồm: Cần Thơ, Hưng Yên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Trị, Bạc Liêu và Lào Cai.
Trong các địa phương đã liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với VPCP, một số địa phương như Đắk Nông, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng... tuy khó khăn về hạ tầng kỹ thuật và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin nhưng đã tìm cách khắc phục và hoàn thành tốt việc liên thông.
Đặc biệt, tỉnh Lào Cai do đang trong giai đoạn thay thế phần mềm cũ nên không được đưa vào kế hoạch liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với VPCP. Tuy nhiên, với quyết tâm của UBND tỉnh và sự hỗ trợ của VPCP cùng các đơn vị liên quan, tỉnh Lào Cai đã hoàn thành liên thông trước thời hạn so với dự kiến.
Liên thông phần mềm quản lý văn bản, cho phép gửi, nhận văn bản điện tử giữa VPCP và các bộ, UBND tỉnh, thành phố qua hệ thống Trục liên thông. Hệ thống cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa 2 cơ quan.
Xem tiếp...
Trong đó, TP.HCM là đơn vị đầu tiên thực hiện việc liên thông này.
Thực hiện Kế hoạch của Văn phòng Chính phủ (VPCP), giai đoạn 1 từ ngày 25/3 - 30/4/2016 đã có 21 bộ, ngành, địa phương liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ.
Cụ thể, gồm 4 Bộ: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng và 17 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Tiền Giang, Hải Dương, Cà Mau, Long An, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Tháp, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Nam Định, Hà Giang, Bắc Ninh và Đắk Nông.
Như vậy, so với kế hoạch của VPCP, giai đoạn 1 còn 9 bộ, ngành, địa phương chưa liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với VPCP.
Liên thông phần mềm quản lý văn bản, cho phép gửi, nhận văn bản điện tử giữa VPCP và các bộ, UBND tỉnh, thành phố qua hệ thống Trục liên thông. Hệ thống cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa 2 cơ quan.
Ảnh minh họa. |
Tính đến ngày 3/5, giai đoạn 2 đã có 7 tỉnh, thành phố liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với VPCP gồm: Cần Thơ, Hưng Yên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Trị, Bạc Liêu và Lào Cai.
Trong các địa phương đã liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với VPCP, một số địa phương như Đắk Nông, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng... tuy khó khăn về hạ tầng kỹ thuật và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin nhưng đã tìm cách khắc phục và hoàn thành tốt việc liên thông.
Đặc biệt, tỉnh Lào Cai do đang trong giai đoạn thay thế phần mềm cũ nên không được đưa vào kế hoạch liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với VPCP. Tuy nhiên, với quyết tâm của UBND tỉnh và sự hỗ trợ của VPCP cùng các đơn vị liên quan, tỉnh Lào Cai đã hoàn thành liên thông trước thời hạn so với dự kiến.
Liên thông phần mềm quản lý văn bản, cho phép gửi, nhận văn bản điện tử giữa VPCP và các bộ, UBND tỉnh, thành phố qua hệ thống Trục liên thông. Hệ thống cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa 2 cơ quan.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)